Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và du lịch sinh thái Vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 67 - 69)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và du lịch sinh thái Vườn

Vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn được chú trọng. Đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nước về du lịch sao cho có hiệu quả nhất.

Về bộ máy tổ chức quản lý, trước đây, mọi công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch hay du lịch sinh thái Vườn đều do Sở Du lịch thực hiện. Năm 2003, sau khi Vườn Quốc gia PNKB được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, UBND tỉnh đã sát nhập trung tâm văn hóa du lịch vào Ban Quản lý Vườn và tách ra khỏi sở sở Du lịch. Theo đó, Ban quản lý vườn là cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở vườn. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị được mô tả chi tiết ở phần trước.

Về chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ quốc tế, Ban Quản lý Vườn quốc nha PNKB chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Ban Quản lý Vườn hoạt động rất có hiệu quả và tạo nên những thay đổi rõ rệt trong việc quản lý, điều

hành du lịch ở Vườn. Ban Quản lý Vườn còn đảm trách những nhiệm vụ quan

trọng và lâu dài. Trước hết, đơn vị này có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, phát triển, các dự án đàu tư, tu bổ và tôn tạo. Đồng thời, Ban Quản lý Vườn phải phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng các quy định nhằm giám sát, kiểm tra, bảo vệ cảnh quan, môi trường. Những hoạt động có tính chất chiến lược và lâu dài của Ban là thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu khoa học, cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tiến hành các hoạt động đối ngoại và tranh thủ sự tài trợ quốc tế.

2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt du lịch sinh thái trên địa bàn địa phương

Quảng Bình là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Thế nhưng, thực tế cho thấy thời gian qua, Quảng Bình vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đó. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến chất lượngnguồn nhân lực phục vụ du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.

Hiện nay, Quảng Bình có khoảng 10.000 nhân viên du lịch, bao gồm tất cả các nhân viên làm việc trong các khách sạn, hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng. Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên đại học và hầu như không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung trong các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân viên vẫn chưa có bằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong trung học phổ thông.

Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó có du lịch sinh thái chính quyền địa phương và ban quản lý vườn xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian gần đây, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. Số lượng người theo học các ngành nghề du lịch cũng tăng lên đáng kể. Hàng năm, ngành du lịch đãphối hợp với các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo nghề du lịch... mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác du lịch, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch. Chỉ tính trong giai đoạn 2015-2017, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội du lịch, các trường đào tạo nghề du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch như: Chương trình đào tạo quản lý, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng chăm sóc khách hàng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.9. Số lƣợng các khóa đào tạo mà Vƣờn tổ chức thực hiện về Du lịch và du lịch sinh thái giai đoan 2015-2017

Các khóa đào tao 2015 2016 2017

Số lớp đào tạo 26 31 27

Số người tham dự 847 1006 894

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của vườn quốc gia PNKB

Cùng với đó, ở tầm vĩ mô hiệp hội Du lịch sẽ phối hợp với các trường đào tạo nghề mở thêm các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về du lịch, đào tạo tin học, quản lý phần mềm kế toán trong hoạt động kinh doanh du lịch… Hiện nay, Hiệp hội Du lịch cũng đã ký kết với Trường Đại học Quảng Bình, Trung cấp kinh tế Quảng Bình,Cao Đẳng nghề Quảng Bình.

Theo đó, có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia du lịch tham gia các hội thảo khoa học, tham gia giảng dạy một số chuyên đề du lịch phù hợp tại trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các giảng viên tham quan, tìm hiểu các kiến thức mới, kỹ năng mới, cũng như sự quan tâm hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng thực hành trong các đợt đi thực tế, thực tập của học sinh - sinh viên, đảm bảo sự gắn kết giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Sự phối hợp này nhằm thực hiện chủ trương “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội”, hướng tới việc hợp tác lâu dài trong vấn đề đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch cũng như du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 67 - 69)