Quảnlý các hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 71 - 72)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.7. Quảnlý các hoạt động kinh doanh du lịch

Về quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và điểm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; hoạt động và môi trường kinh doanh du lịch mạo hiểm, du lịch hang động, du lịch sinh thái, đôn đốc triển khai mở tuyến du lịch biên giới.Các dịch vụ vận chuyển như hệ thống tàu thuyền, các phương tiện chuyên dụng dành cho loại hình du lịch đặc biệt còn thiếu và yếu về chất. Trong thời gian qua, Sở Du lịch đãtiến hành định kỳkiểm tra, phân loại phương tiện vận chuyển, kiên quyết loại bỏ những phương tiện, những tours không đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tưphát triển nâng cao chất lượng tours, góp phần đưa công tác quản lý hoạt động tàu du lịch sinh thái trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp và đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ khác.

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách giữa các trung tâm du lịch lớn trong cả nước ngày càng gia tăng như hiện nay, du lịch Quảng Bình cần phải được tăng cường quản lý, chú trọng kiểm soát tình hình an ninh trật tự, an toàn du khách, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ… đảm bảo cho du khách đến Quảng Bình tham quan, nghỉ dưỡng trong các dịp lễ được an toàn, thoải mái, có ấn tượng đối với các điểm đến du lịch của tỉnh.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Điều đáng quan tâm là các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ là nơi trực tiếp phục vụ du khách, vì vậy các Sở, ngành, địa phương cần phải có phương án bảo đảm an toàn cho du khách; tích cực giới thiệu rộng rãi các điểm tham quan du lịch trên địa bàn đến du khách; thực hiện quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm; thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường ở trong và xung quanh khu vực; phổ biến hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định khi tắm biển, tắm hồ bơi, khi chơi các môn thể thao trên biển, tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cảnh báo khách khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá.

Tình trạng “chặt chém” du khách tuy không phải phổ biến nhưng là một vấn nạn của ngành du lịch, cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra xử lý nghiêm. Chính vì thế, thời gian qua, chính quyền địa phươngđãtích cực giao nhiệm vụ cho lực lượng chức năng tăng cường liên tục công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về niêm yết giá, trong đó trực tiếp giao cho đội Quản lý thị trường kiểm tra, giải quyết khiếu nại theo đường dây nóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 71 - 72)