Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển BQL Vườn Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.6. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển BQL Vườn Quốc gia

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng đường sông, từ Cảng sông Gianh theo sông Son lên bến Phà Xuân Sơn, chiều dài khoảng 40 km.

- Giao thông nội tuyến. Du khách có thể tiếp cận và khám phá các giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng 2 hướng.

+ Hướng 1: Xuất phát từ km0 đường 20 tại thôn Phong Nha xã Sơn Trạch qua Cổng VQG ở K6 quốc lộ 20, cắt ngang VQG theo hướng Tây - Nam qua cửa khẩu Karoong là đến bản Noong Ma, huyện Bulupha, tỉnh Khăm muộn, nước bạn Lào (khoảng 68 km). Đây là con đường duy nhất nối liền miền xuôi và miền ngược, vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các xã Thượng Trạch, Tân Trạch với vùng đồng bằng của huyện Bố Trạch.

+ Hướng 2: Theo đường HCM bắt đầu từ Thượng Hóa huyện Minh Hóa qua Đèo Đá Đẽo tới ngã ba Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch rẽ theo nhánh Tây đi sâu vào VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng Đông - Nam tới đỉnh UBò (có độ cao trên 1.000m), rồi tiếp giáp Lâm trường Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, chiều dài đoạn đường này khoảng 55km.

+ Ngoài 2 tuyến giao thông chính, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng còn có tuyến giao thông đường thủy bằng thuyền trên Sông Son và Sông Chày.

2.1.6. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển BQL Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Phong Nha Kẻ Bàng

2.1.6.1.Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha–Kẻ Bàng

- Rừng Phong Nha được xếp vào danh sách Khu rừng cấm Quốc gia với diện tích 5.000 ha theo Quyết định số 194/CP ngày 9/9/1986 của Chính phủ.

- Ngày 18/11/1993 UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 941-QĐ/UB về việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha, đây là đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu rừng đặc dụng Phong Nha với diện tích là 41.132 ha.

- Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủđã có Quyết định số 189/QĐ-CP về việc nâng hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha thành VQG Phong Nha -Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Ngày 20/3/2002, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 24/2002/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Ngày 5/7/2003, tại phiên họp thường niên lần thứ 27 diễn ra ở thủđô Paris nước Cộng hoà Pháp, UNESCO đã chính thức công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là "Di sản Thiên nhiên Thế giới".

- Ngày 28/12/2012, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số

36/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình.

- Ngày 05/7/2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1062/QĐ-TTg

về việc điều chỉnh ranh giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ 85.754 ha lên tổng diện tích là 123.326 ha (tăng 30.570 ha).

- Ngày 01/11/ 2010, Chủ tịnh UBND tỉnh có Quyết định số 2822/QĐ- UBND của UBND tỉnh Qảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2010- 2020 tầm nhìn đến 2025.

- Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Ngày 03/7/2015, kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng Hòa Liên Bang Đức, với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thế giới

(WHC), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đãđược Tổ chức Giáo dục, Khoa

học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới với 2 tiêu chí mới: (có giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix); sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x).

- Ngày 29/12/2017, Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 2128/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

b)Lịch sử phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng:

Có thể khái quát quá trình hình thành tổ chức bộ máy và hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng theo các giai đoạn như sau:

Trước năm 1995: Động Phong Nha đã được phát hiện từ rất lâu nhưng đến khoảng từ năm 1920 - 1930, Thời Pháp thuộc, Phủ Toàn quyền Đông Dương đã bắt đầu tổ chức du lịch đến Phong Nha, hoạt động này do tổ chức du lịch thuộc địa tại Đông Dương thực hiện. Năm 1937, Phòng Du lịch của toà Khâm sứ Pháp đặt tại Huế đã cho xuất bản một tờ gấp giới thiệu về du lịch tỉnh Quảng Bình, trong đó có động Phong Nha và tuyến du lịch này đã được xếp vào hàng thứ hai ở Đông Dương.

Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, các hoạt động du lịch ở đây bị ngưng trệ. Những năm chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ, động Phong Nha được sử dụng làm nơi trú ẩn Phà và Ca nô của bến phà Xuân Sơn. Đây là một trong những trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất.

Năm 1989, Quảng Bình trở lại địa giới cũ và kể từ đó hoạt động du lịch của tỉnh bắt đầu có những khởi sắc, du khách đến với Quảng Bình bắt đầu tăng lên đáng kể, đặc biệt là du khách đến tham quan động Phong Nha ngày càng tăng lên nhanh chóng, việc đón tiếp và phục vụ khách tham quan động Phong Nha do UBND xã Sơn Trạch quản lý.

Thời gian từ năm 1995 đến năm 2001: Để đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, tháng 3 năm 1995 Ban Quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Quảng Bình được thành lập, đơn vị này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống di tích danh thắng trong toàn tỉnh, ngoài ra còn được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách đến tham quan động Phong Nha.

Thời kỳ này, tham gia các hoạt động du lịch ở đây còn có Công ty Du lịch tỉnh Quảng Bình, đơn vị có nhiệm vụ kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm và nhà nghỉ. UBND xã Sơn Trạch có nhiệm vụ kinh doanh bãi đỗ xe, mặt bằng bán hàng lưu niệm và quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Từ năm 2001 đến năm 2003: Tháng 4 năm 2001, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định sáp nhập bộ phận đón tiếp hướng dẫn của Ban quản lý di tích danh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thắng Tỉnh với bộ phận kinh doanh nhà nghỉ, ăn uống của Công ty du lịch thành Trung tâm du lịch Phong Nha, đơn vị này đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ bán vé tham quan, hướng dẫn, điều hành thuyền vận chuyển, kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ, hàng lưu niệm bãi đỗ xe, các địa điểm bán hàng vv...

Từ năm 2003 đến nay: Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiênnhiên Thế giới, để thống nhất về mặt quản lý, ngày 28/11/2003 UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 65/2003/QĐ-UB về việc tổ chức lại bộ máy, sáp nhập Trung tâm du lịch Phong Nha thuộc Công ty Du lịch Quảng Bình vào Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Kể từ thời điểm này các hoạt động du lịch tại đây do Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng quản lý, trực tiếp là Trung tâm Du lịch VHST, đơn vị trực thuộc BQL Vườn.

Ngày 03/7/2015, kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng Hòa Liên Bang Đức,

với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thế giới

(WHC), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đãđược Tổ chức Giáo dục, Khoa

học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới với 2 tiêu chí mới: (có giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix); sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x).

2.1.6.2. Vị trí, chức năng

Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở đặt tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.1.6.3. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tổ chức quản lý, bảo vệ, xây dựng và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, du lịch, di sản văn hoá, quy chế quản lý khu rừng đặc dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tổ chức lập quy hoạch bảo tồn và phát triển Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được duyệt; có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tại trụ sở làm việc của Ban quản lý và tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư địa phương. Lập báo cáo quy hoạch đầu tư cho giai đoạn 10 năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định,đồng thời căn cứ vào quy hoạch đầu tư được phê duyệt, Ban quản lý Vườn Quốc gia tiến hành lập các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo các quy định.

- Lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đề án sử dụng bền vững tài nguyên rừng và thực hiện phương án đã được phê duyệt. Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng; phục hồi rừng, nâng cao chất lượng, giá trị thẩm mỹ của rừng; cho thuê rừng; nội quy bảo vệ rừng và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương xây dựng phương án, huy động lực lượng để chữa cháy rừng; phòng, chống chặt phá rừng trái phép; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi lại của người dân và mọi phương tiện trên địa bàn quản lý; phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Tuyên truyền rộng rãi những giá trị tự nhiên, văn hóa - lịch sử và nhân văn của Di sản thiên nhiên thếgiới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; thông tin, tuyên truyền, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức và cá nhân nuôi hợp pháp các loài động vật rừng; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, du lịch và các quy định khác của pháp luật có liên quan cho các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý, cộng đồng dân cư địa phương và du khách đến tham quan nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật để bảo vệ Di sản.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề tài, dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản lý cấp trên theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có các hoạt động về thực hành, thực tập, thực hiện các chuyên đề, đề tài nghiên cứu; lập hồ sơ khoa học, tổ chức hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo tồn, khai thác lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu về Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Tổ chức, thực hiện các chính sách về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; dịch vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, giá trịđa dạng sinh học cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật rừng. Tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học trong đề tài do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tái thả sinh vật về môi trường sống tự nhiên của chúng sau khi cứu hộ; nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã nhằm mục đích tái thả sinh vật về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học; nghiên cứu, duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Thu thập mẫu vật, nguồn gen

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

sinh vật theo quy định; lưu trữ, bảo tồn nguồn gen các loài nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Nghiên cứu, thu thập các số liệu, thông tin về sinh học và sinh lý của các loài sinh vật được bảo tồn; cung ứng nguồn giống sinh vật, dịch vụ về thú y cho các tổ chức và cá nhân để gây nuôi phát triển bền vững theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ:

Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán một phần rừng và môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và theo quy định của pháp luật; Thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, du lịch, di sản văn hoá và quy chế quản lý khu rừng đặc dụng.

- Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư vùng đệm; tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG min (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)