Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố liên quan đến công tác cấp giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 90)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố liên quan đến công tác cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thông qua phân tích hồi quy

2.4.3.1. Xây dựng mô hình

Sau khi đánh giá thang đo bằng hệsốCronbach's Alpha và phân tích nhân tố ta đã xác định được có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ, đó là: Thái độ phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ;

Trình độ và năng lực phục vụ; Thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ; Trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ; Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ và Mức phí, lệphí. Và mô hình mới được điều chỉnh trong nghiên cứu này như sau:

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh 2.4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính

Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “Đánh giá chung” (Y) của người dân ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Các biến độc lập là các nhân tố được rút trích từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố khám phá EFA.

Mô hình hồ i quy đa biế n đư ợ c xây dự ng như sau:

DGC=ß0+ ß1TD + ß2NL + ß3HS + ß4TT + ß5TI + ß6LP

DGC: Giá trị biến phụthuộc -đánh giá của người dân

TD: Giá trịbiến độc lập thứnhất là Thái độphục vụ

NL: Giá trịbiến độc lập thứhai là Trìnhđộ và năng lực phục vụ

HS: Giá trịbiến độc lập thứba là Thủtục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ

TT: Giá trịbiến độc lập thứ tư là Trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ

TI: Giá trị biến độc lập thứ năm là Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ

LP: Giá trịbiến độc lập thứbảy là Mức phí, lệphí - Hệ số β0: Hệsốchặn

- Các hệ số:β1,β2,β3,β4,β5,β6:Hệsốhồi quyứng với các biến độc lập.

THÁI ĐỘ PHỤC VỤ ( TD) TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC PHỤC VỤ (NL) THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GCN QSDĐ (HS) TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ CẤP GCN QSDĐ (TT)

TIỆN ÍCH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CẤP GCN QSDĐ (TI)

MỨC PHÍ, LỆ PHÍ (LP)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCN QSDĐ

Bảng 2.18: Hệ số tương quan TD NL HS TT TI LP DGC TD Hệsố tương quan Pearson 1 .510** .540** .437** .244** -.023 .626** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .763 .000 NL Hệsố tương quan Pearson .510** 1 .502** .414** .267** .082** .621** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .286 .000 HS Hệsố tương quan Pearson .540 ** .520** 1 .461** .311** .080 .611** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .298 .000 TT Hệsố tương quan Pearson .437 ** .414** .461** 1 .180** .153** .602** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .018 .045 .000 TI Hệsố tương quan Pearson .244 ** .267** .311** .180** 1 .199** .357** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .018 .009 .000 LP Hệsố tương quan Pearson -.023** .082 .080 .153** .199** 1 .093 Sig. (2-tailed) 0,763 .286 .298 .045 .009 .225 DGC Hệsố tương quan Pearson .626** .621** .611** .602** .357** .093 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .225

** Sự tương quan là cóý nghĩa ởmức 0,01.

( Nguồn xửlý sốliệu SPSS, phụlục 5)

Bảng tương quan ma trận trên cho thấy, có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá trong công tác có hệ số tương quan lẫn nhau trên 0,3 và khá cao, có 1 nhóm nhân tố X6 không có hệsố tương quan nên loại nhân tốnày. Chúng ta có thể nhận xét rằng giữa các nhóm nhân tố có tương quan khá chặt chẽvới sự đánh giá và cũng có sự tương quan với nhau. Như vậy, có 5 nhóm nhân tố TD, NL, HS, TT, TI trong bộ thang đo phù hợp là các biến độc lập trong việc thực hiện phân tích hồi quy bội để đánh giá mức độgiải thích của các nhóm nhân tố đến sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ.

Các tương quan thuận khá chặt chẽbao gồm: biếnThái độ phục vụ- sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ phản ánh cao nhất, giải thích mạnh nhất với mức độ giải thích r = 0,626: còn biến

cấp GCN QSDĐ- sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ phản ánh thấp nhất giải thích yếu nhất với mức độgiải thích r = 0,357.

2.4.3.3. Kết qủa phân tích hồi quy đa biến

Tiếp tục sử dụng Phân tích Anova để chúng ta biết được sự phù hợp của mô hình hồi quy. Kiểm định F nhằm mục đích kiểm định độphù hợp của mô hình tổng thể để xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không. Với giảthuyết H0: ß1= ß2= ß3= ß4= ß5= 0, kết quảkiểm định cho giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 ứng với mức ý nghĩa 5% nên bác bỏgiảthuyết H0. Điều này có nghĩa chúng ta có thể kết luận rằng kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y điều này nghĩa là mô hình xây dựng được phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 2.19. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn

hoá T Sig. VIF

Beta Std. Error Beta

Hằng số -0,428 0,265 -1,617 0,108 TD 0,261 0,064 0,245 4,074 0,000 1,646 NL 0,272 0,062 0,255 4,364 0,000 1,561 HS 0,186 0,063 0,182 2,971 0,003 1,712 TT 0,302 0,059 0,283 5,129 0,000 1,396 TI 0,151 0,061 0,122 2,455 0,015 1,131 R2hiệu chỉnh = 0,624 Sig. của kiểm định F = 0.000

Durbin-Watson d= 1,859

(Nguồn xửlý sốliệu SPSS, phụlục 5)

Hệ số R2hiệu chỉnh = 0,624 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 62,4%. Con số này thể hiện bảy biến độc lập trong mô hình giải thích được 62,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc sự đánh giá người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và gần 37,6% còn lại là do ảnh hưởng của những nguyên nhân khác. Bởi vì mô hình hồi quy mà đề tài này xây dựng vẫn còn bỏ qua những nhân tố khác có tác động đến sự đánh giá

Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Nhìn vào kết quảta thấy giá trịVIF của các biếnđộc lập đều bé hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không xảy ra.

Điều kiện để không xảy ra hiện tượng tự tương quan là giá trị Durbin- Watson phải nằm trong khoảng (du, 4 – du). Tra bảng thống kê Durbin-Waston với mức ý nghĩa 5% , với n=172, k = 5. Trong đó n là mẫu điều tra, k là số biến độc lập, ta thu được kết quả kiểm định Durbin Watson có giá trị d= 1,859 nằm trong [1,5; 2,5] ([du; 4 - du]). Tức là giá trị tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan nên ta nói rằng không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 2.20. Kiểm định giả thuyết Giả

thuyết Nội dung Sig. Kết luận

H1 sự đánh giá của đối tượng điều tra.Nhân tố Thái độphục vụ(TD) có tương quan với 0,000 Chấp nhận

H2

Nhân tố Trình độ và năng lực phục vụ (NL) có tương quan với sự đánh giá của đối tượng điều tra.

0,000 Chấp nhận

H3

Nhân tố Thủtục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ (HS) có tương quan với sự đánh giá của đối tượng điều tra.

0,003 Chấp nhận

H4

Nhân tố Trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ (TT) có tương quan với sự đánh giá của đối tượng điều tra.

0,000 Chấp nhận

H5

Nhân tốTiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ (TI) có tương quan với sự đánh giá của đối tượng điều tra.

0,015 Chấp nhận

(Nguồn xửlý sốliệu SPSS)

Theo kết quả ởbảng 2.20 trên ta nhận thấy các biến TD, NL, HS, TT, TI có mối tương quan cùng chiều với sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ. Và các biến trong mô hình có mối tương quan cùng chiều là TD, NL, HS, TT, TI đều có ý nghĩa thống kê Sig.của tất cảcác biến đều nhỏ hơn 0,05.

Ta có mô hình hồi quy bội biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ với các biến.

DGC = -0,428+ 0,261TD + 0,272NL + 0,186HS + 0,302TT + 0,151TI Mô hình hồi quy theo hệsốhồi quy chuẩn hóa

DGC = 0,245TD + 0,255NL +0,182HS + 0,283TT + 0,122TI

Dựa vào mô hình hồi quy theo hệ sốhồi quy chưa chuẩn hóa, ta thấy DGC- sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ chịu sự ảnh hưởng của năm nhân tố, trong đó chịu sự ảnh hưởng của nhân tố TT – Trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ là lớn nhất với hệ số ß = 0,302; chịu sự ảnh hưởng của nhân tố TI - Tiện ích phục vụcho công tác cấp GCN QSDĐ là nhỏ nhất với hệsốß = 0,151. Cụ thể như sau:

Với biến độc lập TD hệ số ß = 0,261 nghĩa là khi nhân tố Thái độ phục vụ (TD) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,261 lần. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận.

Với biến độc lập NL hệ sốß = 0,272 nghĩa là khi nhân tố Trình độ và năng lực phục vụ (NL) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,272 lần. Vậy giảthiết H2 được chấp nhận.

Với biến độc lập HS hệsốß = 0,186 nghĩa là khi nhân tốThủtục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ (HS) tăng 1 đơn vịthì làm cho sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,186 lần. Vậy giảthiết H3 được chấp nhận.

Với biến độc lập TT hệ số ß = 0,302 nghĩa là khi nhân tố Trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ (TT) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,302 lần. Vậy giảthiết H4 được chấp nhận.

Với biến độc lập TI hệ số ß = 0,151 nghĩa là khi nhân tố Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ (TI) tăng 1 đơn vịthì làm cho sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,151 lần. Vậy giảthiết H5 được chấp nhận.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được mô tả qua hình như sau:

Sơ đồ 2.2. Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu 2.4.4. Nhận xét chung

Trên cơ sở tiếp cận những hệ thống lý thuyết nghiên cứu về công tác cấp GCN QSDĐ, dịch vụ hành chính công, và những nghiên cứu về sự đánh giá của người dân trước, đề tài đã xây dựng được mô hình khái niệm gồm24 biến quan sát tập hợp trong6 nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giácủa người dân đối với công tác cấp GCN QSDĐ như đã đề cập. Bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha xác định 24/24 biến quan sát có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá của người dân đối với công tác cấp GCN QSDĐ. Sau phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy rằng khác với mô hình khái niệm ban đầu và đã xây dựng 23 biến quan sát được tổ chức tập hợp trong 06 nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân gồm: (1) thái độ phục vụ, (2) trìnhđộ vànăng lực phục vụ, (3) hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ, (4) trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ, (5) Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ, (6) mức phí, lệ phí.

Thông qua kỹ thuật phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp đưa vào một lúc (Enter) để xây dựng hàm đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự đánh giá, kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra

THÁI ĐỘ PHỤC VỤ ( TD) TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC PHỤC VỤ ( NL) THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GCN QSDĐ ( HS) TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ CẤP GCN QSDĐ (TT)

TIỆN ÍCH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CẤP GCN QSDĐ (TI) ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCN QSDĐ 0,302 0,272 0,261 0,186 0,151

rằng chỉ có 5 nhân tố thật sự có tác động đến sự đánh giá của của người dân theo thứ tự quan trọng đó là: (1) trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ; (2) trìnhđộ và năng lực phục vụ; (3) thái độ phục vụ; (4) hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ; (5) Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ.

Qua phân tích cho thấy trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ, trình độ và năng lực phục vụ,thái độ phục vụ, hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ, tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ đều có ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân đối với công tác cấp GCN QSDĐ, trong đó tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ và hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ có ảnh hưởng ít nhất so với các thành phần khác.

2.5. Tóm tắt chương II

Trong chương II, tác giả tập trung phân tích thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liềnvới đất trên địa bàn huyện Hải Lăng cũng như tiến hành khảo sát, đánh giá các nhân tố tác động đến công tác cấp GCN QSDĐ.

Kết quảcấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2014-2016 trên toàn huyện đã cấp là: năm 2014 cấp được 75 giấy/25,28ha, năm 2015 cấp được 67 giấy/22,58ha, năm 2016 cấp được 55 giấy/18,53ha. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2014-2016 trên toàn huyện đã cấp là: năm 2014 cấp được 115 giấy/445,62 ha, năm 2015 cấp được 102 giấy/23,07ha, năm 2016 cấp được 98 giấy/29,65ha. Tình hình cấp GCN đất ởcho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2014-2016 trên địa bàn huyện là: năm 2014 cấp được 826 giấy/40,11ha, năm 2015 cấp được 751 giấy/22,53ha, năm 2016 cấp được 697 giấy/20,89ha.

Kết quả phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến công tác cấp GCN QSDĐ cho thấy, có 5yếu tố tác động đến công tác cấp GCN QSDĐ được xếp theo thứ tự quan trọng như sau: (1) trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ; (2) trình độ và năng lực phục vụ; (3) thái độ phục vụ; (4) hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ; (5) Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ.

Từ đó, tác giả rút ra những thành quả mà đơn vị đã đạt được trong thời gian vừa qua cũng phân tích những mặt còn tồn tại và nguyên nhân,làm cơ sở để đề xuất một sốgiảipháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị thể hiện ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Định hướng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hải Lăng, Tỉnh hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị đến năm 2025

Định hướng đến năm 2025,công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị phải ngày càng được chú trọng và hoàn thiện. Mục tiêu đề ra đến năm 2025, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93% . Triển khai thực hiện Nghị quyết số 81/NQ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025. Chú trọng nâng cao cơ sở vật chất,công tác thông tác tin tuyên truyền, nâng cao kỹ năng cho cán bộ công chức.

3.2. Giải pháp giải quyết những hồ sơ cấp GCN QSDĐ còn tồn đọng3.2.1. Giải pháp thông tin tuyên truyền 3.2.1. Giải pháp thông tin tuyên truyền

Công tác tuyên truyền và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai đăng ký đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)