5. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
2.3.3.1. Kết quả
Về công tác tổ chức thực hiện: Sau khi có Luật Đất đai năm 2013 và một số Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính Phủ nhằm nâng cao tính pháp lý của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Huyện Hải Lăng trong giai đoạn này đã tổ chức thực hiện rộng khắp và theo đúng quy định, quy phạm, chủ trương, chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: từ năm 2014-2016 huyện đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hầu hết các xã và kết quả đạt năm 2014 đạt 96,15%, năm 2015 đạt 93,06%, năm 2016 đạt 90,16%. Chỉ
còn tồn tại một số hộ nằm rải rác ở các xã là do một số nguyên nhân như: tự ý chuyển mục đích sử dụng, đất không có nguồn gốc…Những trường hợp đó cũng đang được giải quyết nhanh gọn.
- Đối với đất lâm nghiệp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2015 chưa cao đạt66,23% do nguyên nhân chính là việc đo đạc bản đồ hết sức khó khăn với diện tích lớn và địa hình không bằng phẳng. Kinh phí đo đạc đòi hỏi nhiều nhưng ngân sách của huyện còn hạn chế.
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản: kết quả cấp giấy chứng nhận tương đối cao: năm 2014 đạt 100%, năm 2015 đạt 80,77%, năm 2016 đạt 81,25%.
- Đối với đất ở nông thôn: Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân: năm 2014 đạt 86,84%, năm 2015 đạt 77,37%, năm 2016 đạt 90,84%, số hộ tồn đọng nằm rải rác ở một vài xã. Sở dĩ kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn thực hiện có kết quả cao như vậy là do huyện đã tập trung triển khai sớm, đất ở nông thôn ít có tranh chấp, lấn chiếm, các hộ dân cũng đã ý thức được tầm quan trọngcủa công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với đất ở đô thị: Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở đô thị: năm 2014 đạt 91,35%, năm 2015 đạt 71,64%, năm 2016 đạt 77,91%.
2.3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Kết quả thực hiện cấp giấychứng nhận tại huyện Hải Lăng còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Qua quá trình tìm hiểu phân tích số liệu thu thập, điều tra tại một số xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Hải Lăng, cho thấy một số khó khăn tồn tại của công tác này và các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do lịch sử quản lý đất đai và nhà ở tại huyện Hải Lăng rất phức tạp. Rất nhiều trường hợp chủ sử dụng nhà đất không có giấy tờ hợp lệ, đa số chủ sử dụng đất không còn giữ được giấy tờ giao đất, biên lai, phiếu thu tiền, các loại giấy tờ nộp tiền, đất lấn chiếm, đất không rõ nguồn gốc, để được sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Vì thế khi lập, thẩm định hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn trong
khâu thẩm tra, kéo dài thời gian xác minh, kiểm tra hồ sơ lưu trữ. Đây là một cản trở lớn đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. Nguyên nhân là do tình trạng mua bán chuyển nhượng nhà đất diễn ra thường xuyên mà đa phần là chuyển nhượng trao tay nhiều chủ sử dụng nên không giữ được giấy tờ gốc tại thời điểm chủ đầu tiên bắt đầu sử dụng đất. Thêm vào đó là tình trạng lấn, chiếm, xây dựng nhà trái phép không phép nên thông tin nhà đất chưa được đăng ký đất đai để quản lý đầy đủ trong hệ thống sổ sách. Nếu có thì do hồ sơ kê khai đã cách khá lâu nên luôn có những thông tin mới biến động, khiến cho hồ sơ kê khai bị lạc hậu, luôn phải bổ sung thay đổi thông tin. Nguyên nhân này cũng làm mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị xây dựng, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, gây khó khăn cho việc thực hiện đúngtiến độ cấp giấy chứng nhận.
- Về phía cơ quan nhà nước, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, cán bộ địa chính còn cầu toàn, sợ trách nhiệm, ngại va chạm, ngại khó nên chưa giám mạnh dạn xác nhận hồ sơ, chưa thực sự tích cực triển khai công việc. Nguyên nhân chính là do chủ hộ không có hồ sơ gốc, cán bộ cơ sở thường không nắm chắc được nguồn gốc nhà đất, không có hồ sơ lưu trữ do đất giao trái thẩm quyền, thông thường UBND các xã, thị trấn, tổ chức, cụm dân cư, người giao đất thời điểm trước, các nhiệm kỳ trước đây thường muốn che dấu hồ sơ, nên khi hết nhiệm kỳ cán bộ nghỉ chế độ thì hồ sơ cũng không còn lưu trữ. Chính quyền các xã, thị trấn, cán bộ địa chính cơ sở còn thiếu nhiệt tình với công việc, ngại học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn, thiếu linh hoạt khi xử lý hồ sơ.
- Ngoài ra vấn đề đạo đức nghềnghiệp trong công tác cấp giấy chứng nhận là một vấn đề còn nhiều bất cập. Vẫn còn tồn tại một số cán bộ địa chính không tận tâm với nghề; lợi dụng quyền để trục lợi cho bản thân; nhiều trường hợp lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận sai nguồn gốc, còn tranh chấp đất đai nhưng đã trình hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
- Về phía người dân còn chưa thực sự coi trọng giấy chứng nhận, đặc biệt với những hộ dân chỉ dùng nhà, đất để ở không kinh doanh buôn bán gì. Họ có tư tưởng
không cần giấy chứng nhận, họ vẫn có thể ở, để lại cho con cái, mà không có ảnh hưởng gì, không ai vào chiếm được.