5. Kết cấu của luận văn
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn xây dựng NTM
Nhân tố về quy hoạch
Cácdự án xây dựng hạ tầng phải được nằm trong quy hoạch, chúng ta không đủ tiền để xây dựng tất cả các hạng mục cùng một lúc nên càng cần phải thực hiện theo quy hoạch để đảm bảo hiệu quả khai thác tối đa, ngay cả các dự án xây dựng hạ tầng cấp xã cũng cần trong quy hoạch chứ không phải do huy động từ nguồn ngoài NSNN mà cấp huyện hay cấp xã tùy ý quản lý, thực hiện.
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương
Nhân tố này được thể hiện bằng các chỉ số cụ thể như: tăng trưởng GDP, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân đầu người... Các chỉ số này tích cực sẽ phản ánh trình độ phát triển kinh tế ở địa phương ở mức cao, người dân có mức sống tốt, đồng nghĩa với việc nguồn lực tài chính của địa phương cũng như trong dân sẽ dồi dào hơn, xây dựng NTM vì thế cũng sẽ thuận lợi hơn. Thực tế cũng cho thấy những vùng nông thôn ở đó dân cư có mức sống cao thì việc xây dựng có nhiều thuận lợi. Các dự án phát triển hạ tầng có thể được triển khai nhanh trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu về vốn, đặc biệt thông qua phương thức xã hội hóa. Các khu vực trong đó các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển sẽ có nhiều thuận lợi trong thu hút nguồn vốn. Đặc biệt, ở một số vùng nông thôn có các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại ... phát triển thường đi kèm với sự phát triển, mở mang của hạ tầng nông thôn.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện hoạt động huy động vốn xây dựng NTM. Đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến việc phân bổ, điều tiết nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM, các cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, các nguồn vốn
của cộng đồng, doanh nghiệp, HTX vào xây dựng NTM, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư. Hệ thốngcơ chế, chính sách càng đầy đủ, đồng bộ có tính đến yếu tố đặc thù của Chương trình xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn xây dựng hạ tầng ở nông thôn. Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của Nhà nước đối với các vùng còn có nhiều khó khăn về KT-XH là vô cùng cần thiết. Để đưa các cơ chế, chính sách của nhà nước vào cuộc sống, áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn và hợp lòng dân, các cấp chính quyền địa phương cần có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện KT-XH cụ thể của mỗi địa phương.
Năng lực của chính quyền địa phương
Những yếu tố thuộc năng lực của chính quyền địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn xây dựng NTM bao gồm: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương nói chung và của BCĐ xây dựng NTM ở địa phương nói riêng; các phòng, ban chức năng phải phối hợp đồng bộ, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ; bộ máy BCĐ xây dựng NTM phải có đầy đủ các thành phần liên quan, có sự phối hợp ăn ý, thống nhất, có bộ phận thường trực để luôn luôn quan tâm, đôn đốc, giám sát thường xuyên việc thực hiện Chương trình; trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, xây dựng, tài chính; năng lực thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương phải công khai, minh bạch về tài chính đối với quá trình huy động vốn xây dựng NTM.
Trìnhđộ nhận thức của người dân nông thôn
Nếu nhận thức của người dân nông thôn về Chương trình xây dựng NTM đầy đủ thì họ sẽ ý thức được rõ ràng vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó sẽ chủ động, tự giác trong việc đóng góp nguồn lực cho Chương trình, việc huy động vốn đối với họ sẽ thuận lợi hơn. Khi nhận thức của người dân nông thôn không rõ ràng, họ sẽ không hiểu xây dựng NTM là gì, không ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình mà chỉ coi đây là một Chương trình của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, họ sẽ ỷ lại vào Nhà nước, việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn.