Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 35 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Gio Linh qua các năm có sự tăng trưởng. Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 đạt 2.770.987 triệu đồng, đến năm 2017 đã tăng lên 3.209.618 triệu đồng, tăng trung bình hàng năm là 10,68%.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tếcủa huyện Gio Linh giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tăng (giảm) trung bình Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 1.537.566 55,5 1.635.488 52,8 1.552.557 48,4 5,86 Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp 355.381 12,8 481.135 15,5 544.278 17,0 16,53 Thương mại, dịch vụ 878.040 31,7 979.082 31,6 1.112.783 34,7 16,36

TỔNG 2.770.987 100 3.095.705 100 3.209.618 100 10,68

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh

Là một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm 83,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện) nên cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Năm 2017, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 58,6%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 27,0% và thương mại, dịch vụ chiếm 36,7%.

Qua các năm ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững hơn, tăng tỷ trọng của ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu kinh tế là do một phần diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển sang mục đích sử dụng khác, ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, đồng thời một lượng lao động nông nghiệp cũng được chuyển dịch sang làm việc tại các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong và ngoài huyện.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện những năm qua có bước phát triển, các ngành nghề công nghiệp có thế mạnh của huyện như chế biến nông - lâm - hải sản, sửa chữa đóng mới tàu thuyền, sửa chữa cơ khí, mộc mỹ nghệ, khai thác đá, cát sạn… tiếp tục được duy trì, sản xuất có hiệu quả. Năm 2017, trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 544.278 triệu đồng, tăng 13,12% so với năm 2016 và tăng 24,37% so với năm 2015. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng sự quan tâm về lĩnh vực kinh tế này được huyện chú trọng, tiếp tục phát triển bền vững trong quá trình đổi mới, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển ổn định qua các năm, sản phẩm lưu thông phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 1.112.783 triệu đồng, tăng 15,66% so với năm 2016 và tăng trung bình 17,36%/năm trong cả giai đoạn 2011-2017.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình sản xuất kinh doanh của huyện còn tồn tại những điểm hạn chế, đó là cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm, tỷ trọng thương mại, dịch vụ đạt

thấp so với kế hoạch, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có bước đột phá. Do đó, huyện cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian đến.

2.1.2.2. Tình hình đất đai

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Gio Linh năm 2017

TT

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng số 47.067,68 100

I Đất nông nghiệp 39.415,41 83,74

1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.150,2 36,44 1.1.Đất trồngcây hàng năm 8.701,31 18,49

Đất trồng lúa 5.551,19 11,79 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 0 Đất trồng cây hàng năm khác 3.150,12 6,69 1.2.Đất trồng cây lâu năm 8.448,89 17,95

2 Đất lâm nghiệp có rừng 21.695,29 46,09 Rừng sản xuất 8.703,73 18,49 Rừng phòng hộ 12.991,56 27,6 Rừng đặc dụng 0 0 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 568,28 1,21 4 Đất nông nghiệp khác 1,64 0

II Đất phi nông nghiệp 5.428,75 11,53

1 Đất ở 414,34 0,88

Đất ở đô thị 346,31 0,74 Đất ở nông thôn 68,03 0,14

2 Đất chuyên dùng 2.664,91 5,66 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18,53 0,04 Đất quốc phòng, an ninh 57,46 0,12

Đất xây dựng công trình sự nghiệp 151,13 0,32 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 176,66 0,38 Đất có mục đích công cộng 2.261,13 4,8

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 54,55 0,12

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 825,94 1,75

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.468,7 3,12

6 Đất phi nông nghiệp khác 0,31 0

III Đất chưa sử dụng 2.223,52 4,72

1 Đất bằng chưa sử dụng 2.052,99 4,36 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 170,53 0,36 3 Núi đá không có rừng cây 0 0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2017

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gio Linh là 47.067,68 ha, với diện tích đất khá rộng nhưng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.

Đất nông nghiệp có diện tích là 39.415,41 ha chiếm 83,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó: so với đất toàn huyện, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.701,31 ha chiếm 18,49%, đất trồng cây lâu năm là 8.448,89 ha chiếm 17,95%; đất lâm nghiệp là loại đất chiếm nhiều diện tích nhất với 21.695,329 ha chiếm 46,09%.

Đất phi nông nghiệp chiếm 5.428,75 ha tương đương với 11,53% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó đất ở là 414,34 ha chiếm 0,88% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 2,664,91 ha chiếm 5,66%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1468,7 ha chiếm 3,12% diện tích đất toàn huyện.

Trên địa bàn huyện Gio Linh có 2.223,52 ha đất chưa sử dụng chiếm 4,72% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng, đây là một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần sớm có phương án sử dụng hợp lý quỹ đất này.

2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động

Bảng 2.3: Biến động dân số trung bình giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tăng (giảm)

trung bình (%)

1. Dân số trung bình (người) 73.466 73.564 74.058 0,23

Phân theo giới tính - Nam - Nữ 36.114 37.352 35.604 37.960 35.662 38.396 -0,2 0,63

Phân theo khu vực

- Thành thị - Nông thôn 12.355 60.911 12.385 61.179 12.453 61.605 0,83 0,15 2. Dân số hoạt động kinh tế (người) 33.242 33.216 33.256 0,41 3.Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (%) 1.23 1.09 1.17 0,09 4. Mật độ dân số (người/km2) 156,08 156,29 157,34 0,24

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2017

Dựa vào số liệu ở bảng 2.3 có thể nhận thấydân số của huyện chủ yếu sống tập trung ở vùng nông thôn và chưa có sự mất cân bằng về giới tính.

Trên địa bàn huyện Gio Linh có 3 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô với số dân trung bình của huyện năm 2017 là 74.058 người; trong đó nam 35.662 người chiếm 48,15%, nữ 38.396 người chiếm 51,85% nhân khẩu của toàn huyện. Giai đoạn từ 2015 - 2017 dân số trung bình toàn huyện tăng không đáng kể, chỉ tăng bình quân 0,23%/năm, do đó mật độ dân số cũng ít có sự thay đổi, chỉ tăng trung bình 0,24%/năm.

Gio Linh là một huyện nông nghiệp nên số lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn, sau đó đến thương mại dịch vụ và cuối cùng là công nghiệp và xây dựng. Dựa vào kết quả ở bảng 2.4 cho thấy lao động của huyện đang chuyển dần từ làm nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2015 - 2017, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 69,45% xuống còn 68,10%, giảm bình quân 0,08%/năm; công nghiệp

và xây dựng tăng từ 10,21% lên 11,17%, tăng bình quân 2,67%/năm; thương mại, dịch vụ tăng từ 20,34% lên 20,73%, tăng bình quân 0,9%/năm. Sự tăng, giảm về tỷ lệ cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Gio Linh tuy chưa rõ rệt nhưng bước đầu đã cho thấy đây là một sự chuyển dịch cơcấu lao động đúng hướng. Trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển KT-XH tại huyện nhà.

Bảng 2.4: Quy mô, cơ cấu lao động giai đoạn từ 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tăng (giảm) trung bình

(%)

1. Dân số trung bình (người) 73.466 73.564 74.058 0,23 2. Dân số hoạt động kinh tế, trong đó:

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Tỷ lệ (%)

- Công nghiệp, xây dựng

Tỷ lệ (%) - Thương mại, dịch vụ Tỷ lệ (%) 33.242 22.815 68,63 3.380 10,17 6.756 20,32 33.216 22.721 68,4 3.680 11,08 6.815 20,52 33.256 22.648 68,10 3.713 11,17 6.895 20,73 0,41 -0,08 2,67 0,9

3. Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế (%) 45,25 45,15 44,91 0,19 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 35 - 41)