Quy mô, cơ cấu các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới huy động được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 44 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Quy mô, cơ cấu các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới huy động được

Bảng 2.5: Cơ cấu các nguồn vốn huy động xây dựng NTM

huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn Tổng 3 năm Tỷ lệ (%)

NSNN

- Vốn đầu tư trực tiếp - Vốn từ các CTMTQG 56.030 45.870 10.160 23,36 19,13 4,23 Vốn tín dụng 50.000 20,85 Doanh nghiệp + HTX 2.000 0,83 Cộng đồng 124.066 51,73 Nguồn khác 7.720 3,22 Tổng cộng 239.816 100

Nguồn vốn NSNN: Xét cơ cấu huy động vốn trong ba năm qua (2015-2017), có thể thấy nguồn vốn NSNN huy động được đạt 56.030 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 23,36%. Tổng nguồn vốn trực tiếp hỗ trợ cho xây dựng NTM trong 3 năm là 45.870 triệu đồng (chiếm 19,13%), trong đó NSTW chiếm 7,3% và NSĐP chiếm 11,83%. Trong những năm trước nguồn vốn NSTW cung cấp cho xây dựng NTM của huyện hết sức hạn hẹp, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 195/QĐ-TTg phân bổ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho các địa phương xây dựng NTM thì nguồn vốn NSTW mới tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách huy động từ địa phương (tỉnh, huyện, xã) cho việc xây dựng NTM mặc dù có tăng lên hàng năm nhưng con số đạt được vẫn còn thấp. Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí khoảng 2.000 triệu đồng từ nguồn thu nội địa, các nguồn vượt thu, nguồn thu từ xổ số kiến thiết theo quy định của pháp luật và các nguồn thu khác bổ sung đầu tư trực tiếp cho xây dựng hạ tầng thiết yếu. Nguồn ngân sách tỉnh ưu tiên đầu tư cho các xã có khảnăng đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM theo lộtrình từng nămđểưu tiên vềđích NTM.

Hàng năm huyện cũng dành ít nhất 30% kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã tự cân đối để bố trí cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM theolộ trình. Ngân sách xã bố trí tối thiểu 70% nguồn thu từ quỹ đất trên địa bàn (phần đã phân cấp cho xã) sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành và trích tối thiểu 30% nguồn vượt thu để thực hiện các tiêu chí NTM trên địa bàn theo quy hoạch. Tuy nhiên, do NSĐP chủ yếu trông chờ vào khai thác quỹ đất nhưng việc khai thác quỹ đất ở cấp xã đang bị trở ngại, do vướng các quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành và giá đất nông thôn thấp nên các xã chưa khai thác được quỹ đất để đầu tư cho Chương trình. Cụ thể số vốn mà các xã huy động được cho xây dựng NTM bình quân 560 triệu đồng/năm.

Trong khi nguồn vốn trực tiếp chiếm tỉ lệ 19,13% thì nguồn vốn lồng ghép huy động được trong 3 năm chỉ đạt 10.160 triệu đồng, chiếm 4,23%, quá thấp so với mong đợi. Nguồn vốn này được huy động từ các Chương trình giảm nghèo; Chương trình quốc gia về việc làm; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã... Tuy nhiên từ kết quả thu được cho thấy rằng việc huy động nguồn vốn từ các chương trình này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân một phần là do sự phối hợp giữa các ban ngành ở địa phương chưa đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện đối với một số Chương trình còn hạn chế; công tác công khai dân chủ, tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân chưa được chú trọng đúng mức. Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện CTMTQG đã ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện Chương trình cũng như ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân kinh phí của các chương trình. Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn của các địa phương chưa chủ động thực hiện dẫn tới đầu tư dàn trải, phân tán, khó quản lý. Thực tế các địa phương trong địa bàn huyện mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung, điều này lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình.

Nhìn chung nguồn vốn NSNN (bao gồm vốn trực tiếp và vốn lồng ghép) chưa huy động được nhiều là do việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong bối cảnh tình hình KT-XH chung của cả nước, của tỉnh và của huyện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn thu từ NSĐP vẫn còn nhiều khó khăn (hơn 90% từ cân đối cấp trên), tư tưởng trông chờ vào Nhà nước vẫn còn nặng nề. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp hữu hiệu và quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho nguồn vốn này.

Nguồn vốn tín dụng:trong 3 năm qua (2015-2017), nguồn vốn tín dụng huy động được đạt 50.000 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 20,85%.

Nguồn vốn tín dụng bao gồm vốn tín dụng của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho tỉnh theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, nuôi trồng thủy sản và xây dựng làng nghề sinh thái ở nông thôn. Từ đó tỉnh triển khai phân bổ cho huyện thực hiện. Bên cạnh đó là nguồn vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Số lượng vốn tín dụng huy động được chiếm 20,85%, tuy nhiên, số liệu vốn tín

dụng hiện nay chưa tách bạch được giữa vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển và vốn tín dụng thương mại nên phần nào ảnh hưởng đến đánh giá sâu hơn về nguồn vốn này.

Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Một số đối tượng ở nông thôn là đối tượng cho vay của một số chương trình như cho vay hộ nghèo, vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Lãi suất cho vay thực hiện các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thônlà 0%. Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án thuộc Chương trình được tổng hợp vào thu NSĐPvà bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để đầu tư (đối với các dự án do cấp huyện trực tiếp quản lý) hoặc để huyện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã (đối với các dự án do cấp xã trực tiếp quản lý). Các huyện vàxã có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Đặc biệt nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ được sử dụng cho các dự án thuộc Chương trình, không sử dụng vào các mục tiêu khác.

Đối với nguồn vốn tín dụng thương mại, mặc dù có chính sách hỗ trợ cho các địa phương vay vốn tín dụng thương mại vào việc xây dựng NTM với nguồn vay tối đa 500 triệu đồng đối với đối tượng là HTX trong trường hợp không đảm bảo bằng tài sản thế chấp, nhưng nhiều TCTD không huy động đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng kịp thời và có một số trường hợp đòi hỏi các thủ tục, hồ sơ phức tạp mà địa phương chưa đáp ứng được. Ngoài ra, các TCTD thường ưu tiên nguồn vốn cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ít, thời hạn ngắn, hạn chế những rủi ro xảy ra. Nhưng năng lực tiếp cận tín dụng của người dân vẫn còn thấp, sự tuyên truyền, phổ biến về tín dụng thương mại ở nông thôn vẫn chưa được quan tâm, do đó người dân chưa tiếp cận nhiều với nguồn vốn này.

Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn tín dụng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn cả về chất lượng và phương thức cho vay. Nó góp phần giải quyết những vấn đề về hạ tầng nông thôn, tạo sự cân đối hơn giữa các vùng

miền, tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Trên thực tế việc huy động nguồn vốn này chưa đạt hiệu quả cao nên vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thích hợp để tăng cường thu hút vốn tín dụng xây dựngNTM của huyện trong thời gian tới.

Nguồn vốn doanh nghiệp, HTX: Nguồn vốn có tỉ lệ huy động thấp nhất trong cơ cấu các nguồn vốn là nguồn vốn doanh nghiệp, HTX chiếm tỉ lệ 0,83% trên tổng số nguồn vốn. Điều kiện cần chính là tạo dựng được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện Chương trình NTM cho đến nay, những biện pháp cần thiết để cải thiện môi trường đầu tư ở địa bàn nông thôn của huyện chưa thực sự phát huy hiệu quả và do đó, khả năng đóng góp của doanh nghiệp/tổ hợp tác vào xây dựng NTM còn hạn chế.

Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 về việc quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước thông qua chính sách về đất đai như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; được hỗ trợ xây dựng hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng. Ngoài ra còn được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, trong đó hỗ trợ chi phí quảng cáo đến 70%, được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗtrợ áp dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải…Tuy nhiên, theo nhận định chung thì các mức hỗ trợ theo Nghị định này còn thấp và các cơ chế, thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ từ NSNN còn rườm rà và phức tạp.

Hoạt động của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế đa dạng hơn, tạo ra việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, giúp người nông dân tăng thu nhập, phần nào thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Do đó việc huy động

vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn là hết sức cần thiết. Với mức độ vốn huy động được từ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ còn quá thấp như hiện nay thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường nguồn vốn này, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tham gia xây dựng NTM.

Nguồn vốn cộng đồng:

Với vai trò là chủ thể trong xây dựng NTM, bằng nhiều hình thức đóng góp khác nhau như: công lao động, tiền, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất, tự nguyện giải phóng mặt bằng,… trong 3 năm, nguồn vốn huy động được từ cộng đồng cho xây dựng NTM đạt 124.066 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 51,73%) trong tổng các nguồn vốn huy động được cho xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đã đóng góp 2.700 triệu đồng tiền mặt, 24.000 ngày công lao động (quy đổi thành tiền là 4.600 triệu đồng), hiến 12.600 m2 đất (quy đổi thành tiền là 2.490 triệu đồng), đóng góp 1.660 triệu đồng vật tư và đóng góp 112.616 triệu đồng xây dựng các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt, các công trình phát triển sản xuất, các công trình hạ tầng nông thôn. Đây là một kết quả khá khả quan, thể hiện sự chủ động tham gia của người dân vào xây dựng NTM.

Qua tổng hợp kết quả điều tra của đề tài, nhận thấy 61,11% người dân được hỏi sẵn sàng đóng góp cho xây dựng NTM, tỷ lệ người dân không muốn đóng góp chỉ chiếm 16,67%.

Bảng 2.6: Mức độ đóng góp vốn của người dân vào xây dựng NTM

Mức độ Gio Bình Gio An Trung Giang Tổng Tỷ lệ

(%)

Sẵn sàng đóng góp 17 23 15 55 61,11

Còn tùy 8 4 8 20 22,22

Không muốnđóng góp 5 3 7 15 16,67

Tổng 30 30 30 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài

Bảng 2.7: Tỷ lệ đồng ý việc xây dựng NTM tác động tích cực/tốt đến đời sống tinh thần, việc làm và thu nhập

Tác động Gio Bình Gio An Trung Giang Tổng Tỷ lệ (%) Tăng thu nhập 12 17 11 40 44,44 Tạo việc làm 13 18 10 41 45,56 Giao thông đi lại được cải thiện 23 27 24 74 82,22 Kênh mương nội đồng được củng cố 18 22 17 57 63,33 Điện được cung cấp đầy đủ 25 30 28 83 92,22 Nước sạch được cung cấp đầyđủ 15 25 17 57 63,33 Hoạt động buôn bán thuận lợi (chợ) 18 24 20 62 68,89 Thông tin liên lạc dễ dàng 14 21 13 48 53,33 Sức khỏe được chăm sóc tốt 24 26 25 75 83,33 Hoạt động giáo dục được cải thiện 25 27 25 77 85,56 Các hoạt động văn hóa, thể thao phong phú 16 22 14 52 57,78 Nhà cửa được chỉnh trang sạch đẹp 26 28 26 80 88,89

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài

Đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố quyết định đến sự tham gia đóng góp của người dân cho xây dựng NTM nhận thấy yếu tố tiên quyết khiếncho nhiều người dân muốn tham gia đóng góp đó là việc xây dựng NTM mang lại nhiều lợi ích thiết thực, gần gũi cho gia đình họ và cộng đồng. Hơn 80% số người dân được hỏi cho rằng việc xây dựng các công trình hạ tầng ở địa phương giúp họ tiếp cận tốt hơn và nhanh hơn các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chất lượng giáo dục được nâng cao, giao thông đi lại được cải thiện, điện được cung cấp đầy đủ, nhà cửa được chỉnh trang sạch đẹp. Điều này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, tạo động

lực to lớn để họ đóng góp cho Chương trình. Tỷ lệ người dân đồng ý việc xây dựng NTM chiếm tỷ lệ lần lượt là 45,56% và 44,44%. Tuy đây chưa phải là một con số cao nhưng cũng cho thấy người dân có niềm tin và sự mong đợi vào những điều tích cực mà việc xây dựng NTM mang lại cho họ trong tương lai.

Bảng 2.8: Hình thức người dân muốn đóng góp nhấtcho xây dựng NTM

Hình thức Gio Bình Gio An Trung Giang Tổng Tỷ lệ

(%)

1. Tiền 8 4 3 15 16,67

2. Đất đai 3 3 1 7 7,78

3. Ngày công lao động 17 19 23 59 65,56 4. Vật liệu xây dựng 2 4 3 9 10,00

Tổng 30 30 30 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài

Thực tế cho thấy trong 3 năm qua số vốn huy động từ cộng đồng cho xây dựng NTM là khá lớn, điều này cho thấy việc tuyên truyền, vận động người dân đóng góp vào xây dựng hạ tầng nông thôn được chính quyền địa phương thực hiện khá tốt và hiệu quả, người dân đã thấy được lợi ích mà việc xây dựng NTM mang lại cho gia đình họ và cộng đồng, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, hạn chế được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước mà tự giác, tự nguyện tham gia đóng góp cho Chương trình. Trong thời gian tới, huyện cần có những chính sách, giải pháp tăng cường huy động hơn nữa để tranh thủ tối đa được nguồn lực trong nhân dân, giảm được phần nào áp lực cho địa phương trong xây dựng NTM khi mà nguồn vốn từ ngân sách cho Chương trình còn quá hạn hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 44 - 51)