5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm về huy động vốn xây dựng nông thôn mới
Kinh nghiệm của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
Cát Tiên là huyện vùng sâu, vùng xa lại thuần nông với cây trồng chính là lúa nước nên thu nhập của nhân dân Cát Tiên không cao so với nông dân các huyện trồng rau, hoa hoặc trồng cây công nghiệp dài ngày, mặc dù số hộ diện nghèo hiện đang ngày càng giảm. Để triển khai có kết quả cao Chương trình xây dựng NTM, ngay từ đầu năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy và UBND, tất cả 11/11 xã của huyện đều đã thành lập BCĐ Chương trình xây dựng NTM.
Từ đầu năm 2015 đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn mà Cát Tiên huy động được để đầu tư vào Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn là 1.730,8 tỷ đồng, và số vốn huy động được năm sau đã luôn cao hơn năm trước. Cụ thể: trong năm 2015 huy động được 456,8 tỷ đồng, năm 2016 huy động được trên thực tế 582,5 tỷ và năm 2017 được 691,5 tỷ. Đặc biệt, trong tổng số 1.730,8 tỷ đồng vốn huy động được chỉ có khoảng 38,6 tỷ đồng là vốn của Chương trình xây dựng NTM, vốn nhân dân đóng góp khoảng 32,8 tỷ đồng còn lại là vốn lồng ghép 568,2 tỷ đồng từ các Chương trình và dự án khác đang đầu tư trên cùng địa bàn và vốn tín dụng 1.091,2 tỷ đồng. Với nguồn vốn huy động, địa phương đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ xây dựng NTM gồm có 2 công trình chứa nước (hồ Bê Đê và hồ Tư Nghĩa), kiên cố hóa 7,45 km kênh mương nội đồng; đưa điện lưới quốc gia tới 9.420 hộ dân - đạt 96% tổng số hộ và tăng trên 5% so với năm 2015; đầu tư thi công 52 tuyến đường GTNT với tổng chiều dài 37,2 km; xây dựng 2 chợ cụm xã và chợ nông thôn tại các xã Tiên Hoàng, Nam Ninh, Phù Mỹ, Đức Phổ; đầu tư xây mới 9 trường học và kiên cố hóa từng bước cho khoảng 216 phòng học các cấp; hầu hết các xã, thôn đều đã có cơ sở y tế và các thiết chế văn hóa - thể thao. Hiện nay trên 82% dân số nông thôn của huyện Cát Tiên đã được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 85% số thôn đạt chuẩn thôn văn hóa, 88% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Sau 5 năm triển khai CTMTQG xây dựng NTM, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng huyện Vĩnh Linh đã đạt được những kết quả quan trọng và là địa phương dẫn đầu ở tỉnh Quảng Trị. Bộ mặt nông thôn huyện Vĩnh Linh đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao. Đến cuối năm 2016 trên địa bàn huyện đã có 3 xã là: Vĩnh Sơn, Vĩnh Giang, Vĩnh Thành được công nhận đạt chuẩn NTM và đến cuối năm 2017, Vĩnh Linh có thêm 3 xã là: Vĩnh Hiền, Vĩnh Lâm, Vĩnh Nam đạt chuẩn, đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn của huyện lên 36,8% cao nhất so với toàn tỉnh, có 5 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 5 xã đạt 10 đến 14 tiêu chí, riêng 3 xã miền núi là Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê đạt 7 đến 9 tiêu chí. Có được kết quả trên là nhờ huyện đã có những giải pháp hợp lý và mang tính đột phá.
Trước hết, xác định rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm cho người dân thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi trong xây dựng NTM. Đồng thời huyện đã lấy địa bàn xã làm đối tượng, lấy người dân làm chủ thể của Chương trình, xây dựng mô hình xã chuẩn toàn diện về tất cả các lĩnh vực. Chính nhờ vậy đã thu hút được sự tham gia của cả cộng đồng và tạo ra phong trào thi đua sôi nổi ở tất cả các địa phương.
Huyện đã phát động mỗi ngành, mỗi đơn vị một phong trào để chung tay xây dựng NTM, nổi bật là các phong trào như “Vĩnh Linh chung sức xây dựng NTM”, “Thanh niên chung tay xây dựng NTM”, “Thắp sáng đường quê”, “Chung sức trợ giúp xóa đói giảm nghèo 11 thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện”... tạo ra một làn sóng thi đua sổi nổi trên khắp toàn huyện.
Bên cạnh đó, huyện rất chú trọng đến công tácxây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cơ sở. Mỗi một cán bộ từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, đặc biệt là các thành viên BCĐ Chương trình phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về xây dựng NTM; Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức,ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nòng cốt.
Để hoàn thành Chương trình cần phải có nguồn lực khá lớn. Rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển, Vĩnh Linh đã huy động tổng hợp từ nhiều nguồn. Lấy nguồn lực huy động tại chỗ là quan trọng, sự hỗ trợ của ngân sách là cần thiết và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và con em đang sinh sống ở mọi miền đất nước. 5 năm qua, Vĩnh Linh đã huy động gần 50 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính xây dựng được 5 trạm y tế, 6 trường học, đường sá và một số công trình phúc lợi khác; Nguồn vốn đóng góp của nhân dân hơn 40 tỷ đồng, hơn 1.000 ngày công, nhiều hiện vật và hàng ngàn m2 đất được người dân hiến tặng. Ngoài sự đầu tư của ngân sách, Vĩnh Linh đã huy động được hơn 400 tỷ đồng nguồn vốn ODA và NGO để lồng ghép xây dựng NTM, trong đó quỹ Arập - Xê út tài trợ hơn 330 tỷ đồng. Các nhà hảotâm và con em xa quê thành đạt ủng hộ hơn 3 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi và đóng góp cho các quỹ khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
(Nguồn: Trần Hữu Hùng (2015), Những kinh nghiệm về xây dựng NTM ở Vĩnh Linh,http://vinhlinhquangtri.gov.vn/default.aspx).