Những vấn đề đặt ra trong huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 67 - 73)

b. Đánh giá của người dân về công tác huy động vốn xây dựng nông thôn mới tạ

2.3.Những vấn đề đặt ra trong huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện

huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

* Những kết quả đạt được:

Sau 7 năm triển khai, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo nên những bước đột phá, hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội, diện mạo các vùng quê ngày

càng thay da, đổi thịt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, an ninh trật tự ngày càng được củng cố vững chắc. Kết quả 09/19 xã của huyện Gio Linh đạt chuẩn nông thôn mới là thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Gio Linh nói riêng và của tỉnh Quảng Trịnói chung.

* Khó khăn, tồn tại:

Mục tiêu quan trọng của việc huy động vốn xây dựng NTM là nhằm thúc đẩy nền sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Mặt khác còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp cho đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nhìn nhận từ cả góc độ khách quan và chủ quan việc huy động vốn để xây dựng NTM tại huyện Gio Linh nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2015-2022 trên toàn huyện vẫn đang là một thách thức lớn.

Về khách quan:

Năm 2011, thời điểm triển khai Chương trình NTM, tình hình kinh tế của đất nước có nhiều diễn biến phức tạp hơn so với các dự báo trước đó,xuất hiện nhiều khó khăn và thách thức buộc Chính phủ ban hành Nghịquyết số 11/NQ-CP, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và cắt giảm đầu tư côngnhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Điều này đã ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế cũng như việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng NTM của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng.

Gio Linh là một huyện còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng NTM của các xã trên địa bàn huyện còn thấp; điều kiện tự nhiên không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh xãy ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, phát triển và giảm nghèo bền vững của người dân. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, sức cạnh tranh của ngành còn thấp. Ngành nghề nông thôn phát triển còn chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Do đó, việc huy động sự đóng góp từ nhân dân để xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn.

Về chủ quan:

Tiến độ thực hiện quy hoạch NTM còn chậm và chất lượng chưa đảm bảo, dẫn đến thiếu địnhhướng đầu tư và huy động vốn.

Công tác quy hoạch, xây dựng Đề án (Kế hoạch) NTM của các xã theo 19 tiêu chí được coi là điều kiện tiên quyết của Chương trình. Tuy nhiên, cho đến tháng 10/2016, toàn huyện có 14 xã (đạt 73,7%) hoàn thành quy hoạch và đến hết năm 2016 con số này là 19/19 xã (đạt 100%). Chính sự chậm trể này đã ảnh hưởng việc định hướng đầu tư phát triển NTM theo phạm vi không gian lãnh thổ và theo từng giai đoạn, khó khăn trong việc xếp thứ tự ưu tiên để huy động nguồn lực có hiệu quả vào xâydựng các công trình hạ tầng ở nông thôn.

Một phần nguyên nhân của việc này là do những chồng chéo, thiếu đồng bộ và chưa thống nhất trong các văn bản hướng dẫn trong thời gian đầu thực hiện, cụ thể là giữa Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã NTM với các Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã. Vì vậy, để thống nhất lồng ghép các quy hoạch ngành liên quan, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT- BXDBNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM.

Bên cạnh đó, chất lượng công tác lập Đề án quy hoạch, đề án xây dựng NTM của các xã chưa cao, còn một số nội dung chưa phù hợp định hướng về tình hình phát triển của nông thôn thời gian tới. Các hạng mục, công trình được lập trong quy hoạch chưa sát với thực tế địa phương. Nguyên nhân là do năng lực của các tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng NTM còn hạn chế và kinh phí bố trí cho công tác lập quy hoạch còn thấp. Mặt khác, sự tham gia đóng góp ý kiến cho quy hoạch NTM

các xã của các phòng, ban chuyên môn cấp huyện chất lượng chưa cao, việc lấy ý kiếncủa nhân dân vào quy hoạch ở nhiều nơi còn hình thức.

- Nguồn lực cần thiết cho xây dựng NTM là rất lớn, trong đó, giai đoạn đầu vốn ngân sách đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà và tạo niềm tin để huy động các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên, trên thực tế vốn NSNN huy động thời gian qua còn rất thấp chưa thực hiện được vai trò là nguồn vốn chủ đạo để xây dựng các công trình trọng yếu của NTM. Bên cạnh đó, nguồn vốn cộng đồng, doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Nguyên nhân:

+ Do suy giảm kinh tế chung dẫn đến nguồn thu ngân sách đạt thấp, khó khăn về nguồn vốn từ Nhà nước. Nguồn vốn NSTW bổ sung cho địa phương hàng năm chậm và hạn chế, chưa đảm bảo theo cam kết; Nguồn vốn xây dựng các công trình thiết yếu từ nguồn ngân sách tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, ngân sách xã từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất không đạt theo kế hoạch.

+ Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ban hành còn chậm (ví dụ chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ ban hành vào ngày 19/12/2013 nhưng tới tháng 9/2014 mới có văn bản hướng dẫn thi hành). Các mức hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP còn thấp và các cơ chế, thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ từ NSNN còn phức tạp. Kết quả huy động vốn của doanh nghiệp cho thấy, vốn huy động được chủ yếu là kết quả của quá trình vận động, thuyết phục các doanh nghiệp đóng góp tiền, hiện vật vào xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mà nhà nước là chủ đầu tư. Hiện chưa có doanh nghiệp nào đứng ra làm chủ đầu tư, bỏ vốn xây dựng các công trình thiết yếu nông thôn theo các hình thức đầu tư hiện có (tư nhân, công tư kết hợp). Bên cạnh đó, việc cải thiện môi trường đầu tư ở khu vực nông thôn còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém, không đồng bộ, xuống cấp; trình độ lao động khu vực nông thôn chưa cao nên việc thu hút vốn cũng như sự tham gia của doanh nghiệp vào xây dựng NTM đạt hiệu quả chưa cao.

+ Trình độ của đội ngũ cán bộ xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

Hiện nay công tác quản lý cán bộ của huyện còn chậm đổi mới, thiếu chính sách giải quyết phù hợp cho đội ngũ cán bộ xã lớn tuổi đã công tác nhiều năm nhưng trình độ thấp. Bên cạnh đó, một số cán bộ xã nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM, dẫn đến thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào cấp trên, do đó chưa chủ động, tích cực khai thác nguồn thu, nhất là vốn đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng hạ tầng NTM. Vai trò chủ thể của người dân chưa được phát huy, mục đích xây dựng NTM, một bộ phận còn thờ ơ, thụ động trông đợi sự hỗ trợ từ NSNN.

Hạn chế của nhiều cán bộ xã không chỉ thể hiện trong năng lực chuyên môn mà còn ở thái độ và tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm, dẫn đến những thất thoát trong quản lý đất đai, tài chính xã, gây mất lòng tin của người dân và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư địa phương.

Theo yêu cầu của BCĐ CTMTQG xây dựng NTM huyện Gio Linh, BCĐ NTM các xã trên địa bàn huyện phải định kỳ nộp báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Chương trình, trong đó có nội dung liên quan đến huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, ở một số xã công tác theo dõi, tổng hợp số liệu báo cáo còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện báo cáo còn chậm, qua loa, số liệu thiếu đồng nhất, thiếu chính xác. Nội dung báo cáo chưa bám sát theo đề cương, số liệu chưa được cập nhật thường xuyên, ảnh hưởng đến việc tổng hợp báo cáo chung của huyện.

Hệ thống số liệu về vốn đầu tư đang thiếu các quy định cụ thể về phân loại vốn, chẳng hạn như: vốn tín dụng chưa tách ra thành phân loại vốn tín dụng phát triển và vốn tín dụng thương mại hay vốn đầu tư của người dân thiếu quy định thống kê về huy động hiến đất, ngày công lao động... Điều này khiến nhiều địa phương còn lúng túng trong tổng hợp, đánh giá các nguồn lực nên việc phân tích thực chất nguồn lực của xã hội trong xây dựng NTM chưa đầy đủ, khiến cho sự chỉ đạo của cơ quan quản lý Chương trình ở Trung ương đôi khi bị kém hiệu lực.

Tóm lại,qua nghiên cứu có thể nhận thấy một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư để xây dựng NTM ở huyện Gio Linh là:

- Nguồn vốn NSNN còn thấp do nguồn vốn NSTW phân bổ cho địa phương hàng năm chậm và hạn chế, chưa đảm bảo theo cam kết; nguồn thu từ NSĐP còn khó khăn, nhất là nguồn thu từ đấu giá đất và tâm lý trông chờ, ỷ lại còn tồn tại ở nhiều nơi; thiếu các biện pháp lồng ghép vốn từ các CTMTQG một cách hiệu quả;

- Khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn còn nhiều bất cập;

- Môi trường đầu tư ở nông thôn chưa thực sự được cải thiện, do đó chưa thu hút được khối doanh nghiệp tham gia đầu tư;

- Sự tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng CSHT NTM còn hạn chế, chưa pháthuy được tối đa nguồn lực từ nhân dân.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN XÂY DỰNG NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 67 - 73)