Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu các nguồn vốn đã huy động được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu các nguồn vốn đã huy động được

Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn xây dựng NTM tại

huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn Thực tế huy động lũy kếđế

n 2017

Nhu cầu vốn giai đoạn 2015-2020 Mức độ đáp ứng (%) NSNN 56.030 115.000 48,72 Vốn tín dụng 50.000 182.000 27,47 Doanh nghiệp + HTX 2.000 26.000 9,52 Cộng đồng 124.066 200.000 62,03 Nguồn khác 7.720 18.000 42,89 Tổng cộng 239.816 536.000 44,74

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gio Linh

Việc đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của các nguồn vốn đã huy động được cho xây dựng NTM trong giai đoạn 2015 - 2017 giúp đề tài xác định được hiệu quả của công tác huy động vốn. Mức độ đáp ứng càng cao chứng tỏ việc huy động vốn có hiệu quả. Trường hợp ngược lại, chỉ tiêu này là cơ sở để tiếp tục thực hiện các biện pháp để huy động tốt hơn các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu xây dựng NTM.

Qua số liệu ở Bảng 2.10, có thể thấy vốn huy động được cho xây dựng NTM ở huyện Gio Linh trong giai đoạn 2015 - 2017 chưa đáp ứng được nhu cầu. Cụ thể:

Nguồn vốn NSNN

Nguồn vốn từ NSNN là nguồn vốn quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với xây dựng NTM. Khi bắt đầu thực hiện, các xã trong địa bàn huyện Gio Linh đã lập đề án xây dựng NTM của từng xã theo giai đoạn 2011 - 2020 và đã được UBND huyện phê duyệt, trong đó nhu cầu vốn NSNN cho xây dựng hạ tầng được xác định trong đề án với số lượng không hề nhỏ và có vai trò quan trọng. Tuy nhiên thực tế huy động nguồn vốn này tại các xã cho thấy, tính đến hết năm 2017 nguồn vốn NSNN huy động được 56.030 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 23,36% trong cơ cấu các nguồn vốn, mới đáp ứng được

chỉ có giới hạn, tuy nhiên ở một số xã việc huy động nguồn vốn này cho xây dựng NTM còn đang bị dàn trải, không phân bổ tập trung cho các công trình lớn, trọng điểm hoặc không liên quan trực tiếp đến lợi ích, cuộc sống của người dân, cộng đồng. Điều này là chưa hợp lý, khiến cho vốn NSNN không tập trung và khó đạt được hiệu quả.

Nguồn vốn tín dụng

Hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng NTM, thời gian qua, các ngân hàng, TCTD đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tạo điều kiện cho nông dân vay vốn xây dựng các công trình nhà ở. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng huy động được phân bố không đồng đều, chỉ tập trung cho tiêu chí xây dựng nhà ở dân cư, chưa góp phần trong xây dựng NTM. Nhìn chung mức đáp ứng nhu cầu của vốn tín dụng còn rất thấp, và trong giai đoạn đến năm 2020 nhu cầu đặt ra còn cao hơn rất nhiều, điều này đòi hỏi cần có giải pháp tăng cường huy động vốn cho nguồn vốn này.

Nguồn vốn doanh nghiệp, HTX

Theo số liệu từ Bảng 2.10, nhu cầu vốn từ doanh nghiệp, HTX cho xây dựng NTM ở huyện Gio Linh giai đoạn 2015 - 2017 là 26.000 triệu đồng. Tuy nhiên vốn huy động trong thực tế cho đến hết năm 2017 mới đáp ứng được 9,52 % so với nhu cầu, tập trung chủ yếu cho xây dựng giao thông và trạm y tế. Kể từ khi thực hiện Chương trình NTM cho đến nay, những biện pháp cần thiết để cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn trên địa bàn huyện chưa thực sự phát huy hiệu quả nên khả năng đóng góp của doanh nghiệp vào xây dựng NTM thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, do đó huyện cần phải có những biện pháp tích cực hơn để cải thiện nguồn vốn này trong thời gian đến.

Nguồn vốn cộng đồng

Theo số liệu từ Bảng 2.10, nhu cầu vốn cộng đồng cho xây dựng NTM ở huyện Gio Linh giai đoạn 2015 - 2020 là 200.000 triệu đồng. Đến hết năm 2017 vốn huy động trong cộng đồng thực tế là 154.066 triệu đồng, đạt 77% nhu cầu. Trong các nguồn vốn, mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn vốn cộng đồng đạt tỉ lệ cao nhất, điều này chứng tỏ sự quan tâm, hỗ trợ của người dân vào việc xây dựng, cải thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 54 - 56)