5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Để có thể tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng NTM một cách hiệu quả, việc áp dụng các chính sách động viên, khuyến khích là hết sức cần thiết song cần có sự phân biệt.
Các chính sách động viên, hỗ trợ để thu hút các nguồn vốn ngoài NSNN vào xây dựng NTM có vai trò quan trọng mà các nước cũng như các địa phương ở Việt Nam đã và đang thực hiện. Song các chính sách khuyến khích cần phải có sự phân biệt và không nên cào bằng giữa các địa phương khác nhau. Cần có nhiều ưu đãi, khuyến khích hơn cho những địa phương làm tốt hơn. Có như vậy mới tạo được động lực kích thích và thu hút được nguồn vốn tại các địa phương khác.
- Tiềm năng huy động vốn từ cộng đồng là rất lớn, do vậy cần chủ động và kết hợp tăng cường nhiều giải phápđể có thể tranh thủ tối đa nguồn lực này.
Để tăng cường huy động vốn từ cộng đồng dân cư vào xây dựng nông thôn mớilà rất lớn. Đó không chỉ là vốn bằng tiền mà còn là ngày công lao động, là đất
đai, là tài sản mà giá trị quy đổi ra tiền cũng rất lớn. Vì vậy, các địa phương trong quá trình xây dựng NTM cần kết hợp nhiều cách thức khác nhau để có thể huy động nguồn lực tiềm năng này. Kinh nghiệm ở một số địa phương ở trong và ngoài tỉnh Quảng Trị đã cho thấy rõ, những nơi thành công trong huy động nguồn lực xã hội hóa là những nơi mà ở đó thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục, động viên để người dân hiểu và ủng hộ, phát huy dân chủ, tích cực kêu gọi sự tham gia trực tiếp của người dân vào quátrình đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục toàn diện về Chương trình xây dựng NTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng nhận thức, hiểu biết cho người dân về NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn xây dựng NTM.
- Vốn NSNN cần phải được đầu tư có trọng điểm
Cho dù ở quốc gia hay địa phương nào, vốn NSNN vẫn vô cùng quan trọng trong đầu tư xây dựng hạ tầng ở nông thôn. Do vậy, việc sử dụng nguồn vốn này cần phải có trọng điểm, tập trung vào các hạng mục thiết yếu, có tính lan tỏa, tạo động lực và kích thích phát triển các mảng còn lại của hạ tầng nông thôn cũng như tạo động lực cho sự phát triển toàn diện KT-XH nông thôn. Kinh nghiệm của các địa phương cho thấy việc tập trung vốn NSNN vào xây dựng đường giao thông, hệ thống giáo dục đào tạo, y tế, hệ thống thông tin liên lạc sẽ mang lại hiệu ứng lan tỏa cao, khiến NSNN thực sự là nguồn vốn “mồi” cho phát triển hạ tầng nông thôn.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN XÂY DỰNG NTM TẠI
HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609’ đến 170vĩ Bắc và 106052’40” đến 107010’ độ kinh Đông, được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh; phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa.
Diện tích đất tự nhiên: 47.067,68 ha.
Dân số 74.058 người (số liệu thống kê năm 2015)
Huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn là Gio Linh và Cửa Việt; 19 xã gồm: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thải, Gio An, Gio Bình, Gio Châu, Gio Sơn, Gio Hòa, Linh Hải, Gio Phong, Gio Quang, Trung Sơn, Trung Hải, Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt.
Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyếnđường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh. Mặt khác, Gio Linh còn tiếp giáp với thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển
của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển KT-XH của huyện.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển KT-XH trong thời gian tới.
2.1.1.2. Địa hình
Là một huyện có địa hình bán sơn địa nghiêng từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi có diện tích 31.773,75 ha (67,18%), ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631,01 ha (26,7%) và phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893,8 ha (6,12%).
2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Khí hậu: Gio Linh nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình. Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa Đông gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 25,5oC. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 - 2.700 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 9 - 11 chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm.Độ ẩm không khí bình quân hàng năm 85 - 90%.
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 2 năm sau tập trung 80 - 90% lượng mưa cả năm, hướng gió chính là hướng Tây Nam, tốc độ 4 - 5m/s.
+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 9. Vào mùa khô có ít mưa, hướng gió chính là Đông Bắc, tốc độ gió 2,5 - 3,5m/s.
Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở huyện chỉ tương đối phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê, tiêu, chè... Tuy nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều
trong năm, mùa mưa tập trung 80% - 90% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửa trôi đất.
2.1.1.4. Thủy văn
Gio Linh nằm trong lưu vực sông Hiếu và sông Hiền Lương, là 02 nhánh sông lớn của tỉnh Quảng Trị, bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào và kết thúc tại 02 cửa sông là Cửa Việt và Cửa Tùng.
Với chiều dài bờ biển kéo dài hơn 16 km, Gio Linh có thế mạnh rất lớn để phát triển ngành đánh bắt cá xa bờ, nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản của địa bàn có các loại như sau:
Đá mồ côi (làm nguyên vật liệu để xây dựng nhà cửa, lăng mộ và đồ đá mỹ nghệ) phân bố chủ yếu ở các xã Gio An, Gio Bình, Gio Hòa, Gio Sơn, Hải Thái, Linh Hải và một số xã ở miền tây Gio Linh với trữ lượng ít.
Mỏ đất đen và than bùn làm nguyên liệu sản xuất phân bón ở Gio Quang và Gio Mai với trữ lượng khoảng 30 - 50 nghìn tấn.
Trữ lượng Titan nằm rải rác ở các xã miền Đông giáp biển của huyện như Gio Mai, Gio Việt, Gio Mỹ, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải.
Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Bến Hải.
Các loại khoáng sản trên đều chưa được khảo sát chất lượng, trữ lượng cụ thể và thực tế khai thác chưa đáng kể. Nhìn chung, tiềm năng khoáng sản ở Gio Linh tuy không nhiều như một số huyện khác nhưng nếu được khai thác hợp lý sẽ có tác động nhất định tới phát triển KT-XH của huyện.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Gio Linh qua các năm có sự tăng trưởng. Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 đạt 2.770.987 triệu đồng, đến năm 2017 đã tăng lên 3.209.618 triệu đồng, tăng trung bình hàng năm là 10,68%.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tếcủa huyện Gio Linh giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tăng (giảm) trung bình Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)
Nông, lâm, ngư nghiệp 1.537.566 55,5 1.635.488 52,8 1.552.557 48,4 5,86 Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp 355.381 12,8 481.135 15,5 544.278 17,0 16,53 Thương mại, dịch vụ 878.040 31,7 979.082 31,6 1.112.783 34,7 16,36
TỔNG 2.770.987 100 3.095.705 100 3.209.618 100 10,68
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh
Là một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm 83,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện) nên cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Năm 2017, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 58,6%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 27,0% và thương mại, dịch vụ chiếm 36,7%.
Qua các năm ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững hơn, tăng tỷ trọng của ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu kinh tế là do một phần diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển sang mục đích sử dụng khác, ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, đồng thời một lượng lao động nông nghiệp cũng được chuyển dịch sang làm việc tại các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong và ngoài huyện.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện những năm qua có bước phát triển, các ngành nghề công nghiệp có thế mạnh của huyện như chế biến nông - lâm - hải sản, sửa chữa đóng mới tàu thuyền, sửa chữa cơ khí, mộc mỹ nghệ, khai thác đá, cát sạn… tiếp tục được duy trì, sản xuất có hiệu quả. Năm 2017, trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 544.278 triệu đồng, tăng 13,12% so với năm 2016 và tăng 24,37% so với năm 2015. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng sự quan tâm về lĩnh vực kinh tế này được huyện chú trọng, tiếp tục phát triển bền vững trong quá trình đổi mới, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển ổn định qua các năm, sản phẩm lưu thông phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 1.112.783 triệu đồng, tăng 15,66% so với năm 2016 và tăng trung bình 17,36%/năm trong cả giai đoạn 2011-2017.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình sản xuất kinh doanh của huyện còn tồn tại những điểm hạn chế, đó là cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm, tỷ trọng thương mại, dịch vụ đạt
thấp so với kế hoạch, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có bước đột phá. Do đó, huyện cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian đến.
2.1.2.2. Tình hình đất đai
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Gio Linh năm 2017
TT
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng số 47.067,68 100
I Đất nông nghiệp 39.415,41 83,74
1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.150,2 36,44 1.1.Đất trồngcây hàng năm 8.701,31 18,49
Đất trồng lúa 5.551,19 11,79 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 0 Đất trồng cây hàng năm khác 3.150,12 6,69 1.2.Đất trồng cây lâu năm 8.448,89 17,95
2 Đất lâm nghiệp có rừng 21.695,29 46,09 Rừng sản xuất 8.703,73 18,49 Rừng phòng hộ 12.991,56 27,6 Rừng đặc dụng 0 0 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 568,28 1,21 4 Đất nông nghiệp khác 1,64 0
II Đất phi nông nghiệp 5.428,75 11,53
1 Đất ở 414,34 0,88
Đất ở đô thị 346,31 0,74 Đất ở nông thôn 68,03 0,14
2 Đất chuyên dùng 2.664,91 5,66 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18,53 0,04 Đất quốc phòng, an ninh 57,46 0,12
Đất xây dựng công trình sự nghiệp 151,13 0,32 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 176,66 0,38 Đất có mục đích công cộng 2.261,13 4,8
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 54,55 0,12
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 825,94 1,75
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.468,7 3,12
6 Đất phi nông nghiệp khác 0,31 0
III Đất chưa sử dụng 2.223,52 4,72
1 Đất bằng chưa sử dụng 2.052,99 4,36 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 170,53 0,36 3 Núi đá không có rừng cây 0 0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2017
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gio Linh là 47.067,68 ha, với diện tích đất khá rộng nhưng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.
Đất nông nghiệp có diện tích là 39.415,41 ha chiếm 83,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó: so với đất toàn huyện, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.701,31 ha chiếm 18,49%, đất trồng cây lâu năm là 8.448,89 ha chiếm 17,95%; đất lâm nghiệp là loại đất chiếm nhiều diện tích nhất với 21.695,329 ha chiếm 46,09%.
Đất phi nông nghiệp chiếm 5.428,75 ha tương đương với 11,53% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó đất ở là 414,34 ha chiếm 0,88% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 2,664,91 ha chiếm 5,66%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1468,7 ha chiếm 3,12% diện tích đất toàn huyện.
Trên địa bàn huyện Gio Linh có 2.223,52 ha đất chưa sử dụng chiếm 4,72% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng, đây là một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần sớm có phương án sử dụng hợp lý quỹ đất này.
2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động
Bảng 2.3: Biến động dân số trung bình giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tăng (giảm)
trung bình (%)
1. Dân số trung bình (người) 73.466 73.564 74.058 0,23
Phân theo giới tính - Nam - Nữ 36.114 37.352 35.604 37.960 35.662 38.396 -0,2 0,63
Phân theo khu vực
- Thành thị - Nông thôn 12.355 60.911 12.385 61.179 12.453 61.605 0,83 0,15 2. Dân số hoạt động kinh tế (người) 33.242 33.216 33.256 0,41 3.Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (%) 1.23 1.09 1.17 0,09