Dự báo xu hướng phát triểnthẻ tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu 0478 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 80)

Trong hơn 15 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng.

Theo số liệu tại hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2017, năm 2016 thị trường thẻ Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng thẻ nội địa đạt gần 92,1 triệu thẻ, tương đương trung bình 1 người sử dụng 1 thẻ ngân hàng. Số lượng thẻ tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây lại có xu hướng chậm lại. Điều này cho thấy thị trường thẻ nội địa có vẻ đã dần bão hòa.

Cụ thể, doanh số dùng thẻ nội địa hiện chiếm tỷ trọng 89% tổng số các loại thẻ, nhưng thẻ nội địa lại chủ yếu dùng để rút tiền mặt, chiếm 86,8% trong tổng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa.

Ba năm gần đây, doanh số sử dụng thẻ nội địa chi tiêu tại POS tăng đều nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Doanh số sử dụng thẻ nội địa tại POS năm 2016 đã tăng trưởng hơn 54% so với năm 2015, cao hơn mức tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ quốc tế (chỉ đạt 29%)

Bên cạnh đó, số lượng thẻ quốc tế phát hành cũng có tăng trưởng không ngừng qua các năm. Cuối năm 2016, số lượng thẻ trên thị trường đạt trên 12 triệu thẻ, tăng 30% so với năm 2015. Cùng với sự tăng trưởng của số lượng thẻ, doanh số sử dụng thẻ quốc tế của người dân tăng nhanh, đạt hơn 224 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2015.

về phát triển mạng lưới ATM, các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt, chiếm 86,8% doanh số sử dụng của thẻ nội địa; doanh số rút tiền mặt/ATM/năm vẫn tăng qua các năm (từ 60 tỷ đồng năm 2012 lên 106 tỷ đồng năm 2016),

Xét về mạng lưới máy thanh toán thẻ POS, số lượng máy POS và doanh số thanh toán thẻ tại POS tăng lên liên tục qua các năm nhưng còn ở mức khiêm tốn. Trong đó, thẻ quốc tế vẫn được sử dụng chủ yếu để thanh toán tại POS. Hiệu suất của máy POS còn thấp, doanh số giao dịch của 1 POS năm 2016 chỉ tăng 6% so với năm 2015, trong khi giao dịch của 1 ATM tăng 20%.

Những dấu hiệu trên cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến. Đây cũng là thách thức đối với toàn hệ thống để có thể đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài ra, khi nói về các phương tiện thanh toán phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thanh toán điện tử (ECOM). Doanh số thanh toán qua ECOM liên tục tăng trưởng từ 2012 đến 2016. Cụ thể, doanh số thanh toán nội địa tăng 597% từ 2012 - 2016, tăng 48% từ 2015 - 2016; doanh số thanh toán quốc tế tăng 319% từ 2012 - 2016, tăng 47% từ 2015 - 2016. Xu hướng thanh toán qua các kênh Digital banking (Ecom, Mobile,...) cùng với việc áp dụng bảo lưu thông tin (tokenization) trong thanh toán thẻ cũng đang tăng dần.

Với những đặc điểm và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng chắc chắn gặp không ít khó khăn trong phát triển phát hành thẻ, như việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thực trạng đó cũng cho thấy thị trường thẻ Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, và là cơ hội để các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ của mình. Tiềm năng của thị trường được thể hiện ở khả năng thâm nhập của thẻ trong chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.

Theo thống kê, dân thành thị hiện nay chiếm 24% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người. Tại những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, số dân đông đúc, tổng cộng khoảng 8 - 9 triệu người, mức thu nhập bình quân khá cao từ 2.5 - 3.5 triệu đồng/người/tháng, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt

động phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ có hạn mức thấp. Chỉ cần khuyến khích được 5% số người ở thành phố tham gia sử dụng thẻ là các ngân hàng có thể phát hành được 1 triệu thẻ. Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu 500.000 đến 1.000.000 đồng/tháng tính trên 1 triệu thẻ, các ngân hàng có doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa từ 500 đến 1.000 tỷ đồng/tháng. Khai thác được việc sử dụng số thẻ đó, các ngân hàng sẽ có một dịch vụ phát hành thẻ tương đối lớn và hiệu quả.

Với mức thu nhập ổn định và đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu tham quan đi lại của người dân cũng tăng lên. Thêm vào đó, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực phát triển, hoàn thiện các điểm du lịch trong nước, hợp tác với các nước khác như Trung Quốc và các nước ASEAN đẩy mạnh du lịch nước ngoài; cùng với sự kiện các nước ASEAN phối hợp với nhau trong việc giảm giá vé và thủ tục cho phép tham quan, đi lại giữa các nước trong khu vực thời gian qua dẫn đến nhu cầu du lịch trong và ngoài nước của người dân có xu hướng gia tăng. Kết quả là nhu cầu sử dụng thẻ cũng được tăng lên vì tính an toàn, tiện lợi của nó trong quá trình sử dụng.

Hiện nay, du học nước ngoài không còn là một vấn đề khó khăn cho các gia đình Việt Nam nữa, khả năng tự chu cấp học phí cho con em mình đi du học của phần lớn các gia đình là điều có thể thực hiện. Nhóm khách hàng này từ trước đến nay vẫn là một đối tượng chính của công tác phát hành thẻ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du học nước ngoài, đối tượng này vẫn là nhóm khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng phát hành thẻ hướng tới.

Còn một yếu tố nữa làm tăng nhu cầu sử dụng thẻ của công chúng trong tương lai. Đó là việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT), một hình thức giao dịch mua bán hàng qua mạng trong đó thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán chủ yếu. Internet và TMĐT đã chính thức được công nhận tại Việt Nam từ năm 1999 và cho đến nay đã phát triển rất mạnh mẽ. Theo tính toán của VDC- nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất Việt Nam, trong khoảng thời gian trước mắt, riêng doanh số thanh toán cho dịch vụ trên internet vào khoảng 50 tỷ VND/năm. Khi TMĐT phát triển mạnh hơn, sẽ có nhiều loại hàng hoá dịch vụ tham gia vào thị trường này tăng nhanh doanh số thanh toán thẻ cho các ngân hàng. Gần đây, một số đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ ở Việt

Nam đã xây dựng những gian hàng trên mạng để bán hàng hoá, dịch vụ. Có thể nói triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới là rất cao. Đây không chỉ là thuận lợi mà còn là cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ.

Cơ hội thị trường có nhiều nhưng trong hoạt động phát hành thẻ, Ngân hàng nội địa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía những ngân hàng phát hành khác. Vì vậy, để tăng thị phần, tăng tính cạnh tranh của hoạt động này đòi hỏi các Ngân hàng phải có những chính sách thích hợp.

Một phần của tài liệu 0478 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w