Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCB là Ngân Hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ thanh toán và là Ngân Hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Ngân Hàng. VCB đã phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế từ năm 1990 bằng việc ký hợp đồng thanh toán thẻ Visa với Ngân Hàng Ngoại thương Pháp, đến nay VCB là Ngân Hàng phát hành và thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa. Master, American Express, JCB, Diner Club.
Sản phẩm thẻ của VCB rất đa dạng, gồm thẻ ghi nợ nội địa Connect 24, thẻ liên kết Master Card Cội nguồn, thẻ Tín dụng Vietcombank Bông Sen Vàng - Vietcombank - Vietnam Airlines.
Vietcombank là Ngân Hàng dẫn đầu trong dịch vụ thẻ thanh toán một phần lớn do thành công trong việc phát triển các sản phẩm thẻ quốc tế. Năm 2005, VCB tung ra sản phẩm thẻ tín dụng Bông Sen Vàng. Đây là loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thị trường không yêu cầu phần lớn các chủ thẻ phải thế chấp, chủ thẻ có thể có điểm thưởng của hãng hàng không với mỗi giao dịch chi tiêu. Các chủ thẻ sẽ có số điểm thưởng gấp đôi khi sử dụng thẻ này để thanh toán và sử dụng các dịch vụ của Vietnam Airlines và các đối tác.
Việc phát hành thẻ Amex Bông Sen Vàng là một vấn đề có tính chiến lược của VCB. Với nhiều ưu điểm nổi trội, kết hợp chính sách thắt chặt trong phát hành, đó thực sự tạo ra sự thay đổi: Doanh số dịch vụ thẻ thanh toán tăng lên tới 105 %, tương đương 61.789 triệu VNĐ.
VCB có mạng lưới ĐVCNT khoảng gần 5000 POS phục vụ chủ yếu cho các chủ thẻ quốc tế. Hệ thống máy giao dịch tự động ATM phục vụ khách hàng chủ yếu
là chủ thẻ Connect 24. Ngoài ra, hệ thống thẻ cho phép giao dịch đối với các thẻ quốc tế và cung cấp một số dịch vụ khác cho chủ thẻ ghi nợ nội địa như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, vấn tin tài khoản....
1.3.3. Ngân hàng TMCPẢ Châu (ACB)
Là một Ngân Hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh nhưng ACB có dịch
vụ thẻ phát triển sớm và mạnh. ACB là thành viên của Visa International từ năm 1995
và Master từ năm 1995. ACB phát hành nhiều loại thẻ quốc tế tín dụng và ghi nợ như
ACB - Visa, Visa election, ACB - Master card. ACB - Master Electronic. Thị phần phát hành thẻ quốc tế của ACB chiếm tới hơn 50 %. Các loại thẻ tín dụng nội địa liên
kết với các công ty như ACB - Mai Linh, ACB- Sài Gòn Co.op. Thị phần phát hành thẻ của ACB vượt cả Vietcombank do Ngân Hàng này có các biện pháp phát triển thị trường rất linh hoạt. Đóng góp lớn nhất vào thành công trong phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Á Châu không thể không kể đến Á Châu Hội sở
Trong giai đoạn 2005-2010 dịch vụ thanh toán Ngân Hàng nói chung và của ACB nói riêng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán.
Qua khảo sát, ACB Hội Sở nhận thấy tại Hà Nội có gần 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ có doanh số thanh toán thẻ trên 50 triệu đồng/tháng, tổng số hơn 18.800 POS. Phần lớn các đơn vị chấp nhận thẻ tập trung ở các cửa hàng, cửa hiệu bán đồ sang trọng phục vụ khách du lịch hoặc các khách hàng VIP có thu nhập cao, số còn lại là các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch.. .Tuy nhiên, những đơn vị chấp nhận thẻ có doanh số thanh toán trên 50 triệu đồng/tháng đều có từ 2- 4 máy của các Ngân Hàng khác nhau. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về phí là điều khó tránh khỏi.
tăng cường thêm lực lượng và thành lập Tổ thẻ, chi nhánh đã phối hợp với Công ty đối tác, cùng nhau thương thảo xây dựng kế hoạch phát triển, quy trình phối hợp...
1.3.4. Kinh nghiệm từ sự thất bại của Ngân hàng TMCP Đại Dương
Oceanbank là minh chứng cho việc thất bại trong dịch vụ thẻ thanh toán các đối tượng làm thẻ tín dụng giả, khiến ngân hàng bị tổn thất tiền. Theo thống kê sơ bộ, trong vụ bê bối tháng 7 năm 2014, tại Oceanbank, số tiền nhóm đối tượng làm thẻ giả đã chiếm đoạt qua thẻ thanh toán lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Hành vi của nhóm đối tượng này là thành lập các Công ty ma, thực chất không hoạt động sản xuất kinh doanh gì. Sau đó, các công ty này ký hợp đồng với các Ngân Hàng để thuê máy POS mở tài khoản và hợp đồng dịch vụ thanh toán thẻ, trong đó có OceanBank chi nhánh Cầu Giấy.
Các đối tượng sử dụng thẻ tín dụng giả quẹt vào máy POS và chuyển tiền về tài khoản công ty mà chúng đã đăng ký. Khi tiền được chuyển vào, các đối tượng lập tức ra Ngân Hàng hoặc cây ATM rút hết. Nếu Ngân Hàng phát hiện có dấu hiệu sử dụng thẻ tín dụng giả, cắt hợp đồng với công ty và thu hồi máy POS thì các đối tượng lại lập công ty khác để giao dịch.
Việc làm thẻ tín dụng giả của các đối tượng này gây nên tổn thất cho nhiều Ngân Hàng. Điều này khẳng định rằng hệ thống POS của các Ngân Hàng vẫn chưa hoàn thiện. Nếu không có các biện pháp cải thiện thì thất thoát của Ngân Hàng vào tay các khách hàng tinh vi sẽ ngày càng lớn.
Bài học kinh nghiệm
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long cần rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, kể cả từ thành công lẫn thất bại của các Ngân Hàng, chi nhánh Ngân Hàng khác, để phát triển hoạt động thanh toán thẻ an toàn, đạt hiệu quả cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản về thẻ thanh toán trong ngân hàng và hoạt động phát triển thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại bao gồm: Các nhân tố tác động, các chỉ tiêu phản ánh.... Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng, làm nền tảng để giải quyết các vấn đề ở chương 2 và chương 3. Chương 2 luận văn đi sâu phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
NAM THĂNG LONG
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam theo nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN. Ngày 01/07/1988, Ngân hàng chính thức ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của NHNNTW cùng với các phòng TCTD, TDTN của 17 chi nhánh NHNN địa phương.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Từ tháng 7/2009 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
chính thức ra mắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009 với tổng tài sản 240.388 tỷ đồng, vốn điều lệ là trên 11.252 tỷ đồng, trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 89,23% và cổ đông ngoài Nhà nước nắm 10,77%. Đây là nền tảng quan trọng của VietinBank trong tiến trình phát triển thành một Tập đoàn Tài chính ngân hàng đa năng với 2 trụ cột chính là NHTM và NH đầu tư.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam Chi nhánh Nam Thăng Long (trước đây là Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cầu Giấy) là chi nhánh cấp I trực thuộc
định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình. Ngày mới thành lập tổng vốn huy động của chi nhánh là 128 tỷ VNĐ, trong đó tổng dư nợ tín dụng là 250 tỷ VNĐ. Tuy tuổi đời còn non trẻ lại nằm trên địa bàn một Quận mới của thành phố Hà Nội với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chưa cao nhưng qua hơn 15 năm thành lập và đi vào hoạt động Chi nhánh Nam Thăng Long đã tự hào góp phần quan trọng vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế tại địa bàn.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện tại Vietinbank Nam Thăng Long đã xây dựng được mạng lưới khách hàng rộng khắp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chi nhánh hiện có có quan hệ giao dịch với hơn 37.800 Doanh Nghiệp và cá nhân trên địa bàn. Năm 2016, nguồn vốn huy động đạt trên 11.719 tỷ đồng, tăng 28 lần so với năm 2006, chiếm 14% thị phần. Dư nợ tín dụng đạt trên 5.314 tỷ đồng, tăng 32 lần so với năm 2006, chiếm 11% tổng dư nợ trên địa bàn; nợ xấu dưới 0,2%. Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu đạt trên 300 triệu USD, tăng 16 lần so với năm 2006, đạt trên 20% thị phần; lợi nhuận hàng năm đều đạt trên 80% ké hoạch được giao. Về tổ chức, Chi nhánh có 15 Phòng giao dịch trực thuộc.
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, Vietinbank Nam Thăng Long cũng đã thực hiện tốt trách nhiệm đối với cộng đồng, đóng góp nhiều cho các hoạt động xã hội.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Chi nhánh Vietinbank Nam Thăng Long là một Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, thông qua hoạt động này Ngân hàng tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích luỹ sản xuất lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ. Đồng thời chi nhánh Ngân hàng còn có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất, kinh doanh nhiều ngành ngành nghề phù hợp.
Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ cơ bản của Vietinbank Nam Thăng Long:
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả tổ chức và dân cư.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu dưới tên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các giấy tờ có giá khác.
+ Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường.
- Thực hiện hoạt động tín dụng và đầu tư
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo cơ chế hiện hành bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các Doanh Nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, hộ gia đình và tất các cá nhân có nhu cầu dưới các hình thức như cho vay đảm bảo bằng tài sản, cho vay tín chấp, cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá...
+ Tham gia đấu thầu mua tín phiếu trái phiếu chính phủ, trái phiếu Ngân hàng Nhà Nước, trái phiếu kho bạc nhà nước trên thị trường khi được Tổng Giám Đốc cho phép.
+ Đầu tư vào các ngành nghề các lĩnh vực khác trong nền kinh tế
- Hoạt động thanh toán
+ Hoạt động thanh toán trong nước: Là hoạt động mũi nhọn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động thanh toán trong nước ngày càng phát triển với tốc độ xử lý giao dịch ngày càng nhanh chóng và kèm theo nhiều dịch vụ hỗ trợ tiện ích đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng như SMSbanking, Internetbanking, Mobilebanking.
+ Hoạt động thanh toán quốc tế
- Các hoạt động khác:
+ Các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh
+ Mua bán chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối
+ Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng
+ Dịch vụ kinh doanh thẻ và các dịch vụ Ngân hàng TMCP hiện đại khác
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Chi nhánh Nam Thăng Long là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có 01 trụ sở chính tại số 421 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Bộ máy hoạt động gồm Ban giám đốc, 6 phòng ban chức năng và 14 Phòng Giao Dịch.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Vietinbank Nam Thăng Long
Nguồn: Vietinbank Nam Thăng Long
Tổng số cán bộ nhân viên đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016 là 173 cán bộ, trong đó 38 người trình độ Thạc sỹ (tương đương 22%), 129 người trình độ đại học (tương đương 75%), 6 người trình độ cao đẳng, tương đương 15% và 10 người trình độ thạc sỹ, tương đương 12%.
Biểu đồ 2.1: Trình độ cán bộ nhân viên Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long
Trình độ cán bộ nhân viên
■ Trình độ Thạc sỹ ■ Trình Độ Đại Học "Trình độ Cao Đẳng
Chỉ tiêu Năm 2013
Năm
2014 Năm2015 Năm2016 2015 so với2014 2016 so với2015 (+/- ) (% ) (+/-) (%) Tổng Dư nợ 2.347 2.650 4.087 5.314 71.43 54% 7 1.22 % 30 Dư nợ theo loại
tiền vay_________ 2.347 2.65 0 4.087 5.31 4 1.43 7 54% 1.22 7 30 % Nội tệ 2.159 2.396 3.764 4.751 81.36 57% 987 % 26
Ngoại tệ (quy đổi
VNĐ) ' 8 18 4 25 323 3 56 ____69 27% 240 % 74
Dư nợ theo thời
hạn cho vay 2.347 2.65 0 4.087 5.31 4 1.43 7 54% 1.22 7 30 % Ngắn hạn 1.783 1.86 6 2.763 2.89 3 89 7 48% 130 5% Trung, dài hạn 56 4 78 4 1.324 2.42 1 54 0 69% 1.09 7 83 %
2.1.4. Tình hình hoạt động của Vietinbank Nam Thăng Long
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Để đáp ứng nhu vốn cho hoạt động kinh doanh, Vietinbank Nam Thăng Long đã đẩy mạnh công tác huy động qua nhiều kênh khác nhau như: đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng cường nguồn vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế, vay các TCTC khác cũng như nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ. Hoạt động huy động vốn vốn dĩ là hoạt động được xem là hoạt động đầy cạnh tranh giữa các ngân hàng, nhưng với một chi nhánh đã thành lập từ lâu thì mặc dù có cạnh tranh gay gắt nhưng chi nhánh cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Thực trạng huy động vốn giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 được tóm tắt qua biểu đồ 2.1 như sau:
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm 2013-2016
(ĐVT: Triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank Nam Thăng Long từ năm 2013-2016)
Với mạng lưới 14 Phòng Giao Dịch trên khắp địa bàn các Quận nội thành - thành phố Hà Nội, đội ngũ cán bộ trẻ năng động, các sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều lợi ích cho người gửi tiền, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long tăng trưởng qua các năm. Chỉ sau 4 năm, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Nam Thăng Long đã tăng gấp 1.84 lần, từ 6.366 triệu đồng năm 2013 tăng lên 11.719 triệu đồng năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 11% năm 2014; 48% năm 2015 và 11% năm 2016.