Tình hình hoạt động của Vietinbank Nam Thăng Long

Một phần của tài liệu 0478 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 52)

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Để đáp ứng nhu vốn cho hoạt động kinh doanh, Vietinbank Nam Thăng Long đã đẩy mạnh công tác huy động qua nhiều kênh khác nhau như: đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng cường nguồn vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế, vay các TCTC khác cũng như nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ. Hoạt động huy động vốn vốn dĩ là hoạt động được xem là hoạt động đầy cạnh tranh giữa các ngân hàng, nhưng với một chi nhánh đã thành lập từ lâu thì mặc dù có cạnh tranh gay gắt nhưng chi nhánh cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Thực trạng huy động vốn giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 được tóm tắt qua biểu đồ 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm 2013-2016

(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank Nam Thăng Long từ năm 2013-2016)

Với mạng lưới 14 Phòng Giao Dịch trên khắp địa bàn các Quận nội thành - thành phố Hà Nội, đội ngũ cán bộ trẻ năng động, các sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều lợi ích cho người gửi tiền, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long tăng trưởng qua các năm. Chỉ sau 4 năm, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Nam Thăng Long đã tăng gấp 1.84 lần, từ 6.366 triệu đồng năm 2013 tăng lên 11.719 triệu đồng năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 11% năm 2014; 48% năm 2015 và 11% năm 2016.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, được Vietinbank Nam Thăng Long thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo các khoản cho vay có chất lượng tín dụng tốt. Trong những năm gần đây hoạt động cho vay của Chi nhánh Nam Thăng Long có nhiều biến động được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ của Vietinbank Nam Thăng Long

Vietinbank Nam Thăng Long có tổng dư nợ tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014, tốc độ phục hồi của nền kinh tế còn chậm, các Doanh Nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Để bù đắp sự giảm sút này Chi nhánh đã rất nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cũng như tích cực triển khai nhiều chính sách lãi suất ưu đãi và các gói hỗ trợ tín dụng, đặc biệt là gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho người mua nhà thu nhập thấp dự án Ecohome 1 và dự án Ecohome 2.

_______Chỉ tiêu_______ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thu từ lãi 339.05 9 6 514.43 5 591.00 8 678.11 Chi trả lãi 114.51 4 254.65 8 322.42 8 311.48 5 Thu nhập từ lãi 224.54 5 8 259.77 7 268.57 3 366.63

Thu ngoài lãi 5.79

9 6 21.05 1 14.56 3 40.24

Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2016 đạt 5.314 tỷ đồng, tăng 1.227 tỷ đồng so với năm 2015, đạt 104% kế hoạch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao, chiếm 9,5% thị phần tín dụng toàn địa bàn.

về cơ cấu dư nợ theo loại tiền, năm 2014, dư nợ VNĐ đạt 2.396 tỷ, chiếm 90.4% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ VNĐ đạt 188 tỷ chiếm 8.6%. Đến năm 2015, dư nợ VNĐ đạt 3.764 tỷ VNĐ chiếm 92.1% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ VNĐ đạt 323 tỷ chiếm 7.9%. Như vậy cả dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều tă ng, nhưng tỷ trọng dư nợ VNĐ có xu hướng tăng lên còn tỷ trọng dư nợ ngoại tệ có xu hướng giảm đi. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ có giảm xuống còn 10.6% với 563 tỷ, còn dư nợ nội tệ vẫn chiếm chủ yếu với 4.751 tỷ chiếm tỷ trọng 89.4% tổng dư nợ.

về cơ cấu dư nợ theo kì hạn, năm 2014 dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số với tỷ trọng 70.42 % đạt 1.866 tỷ và dư nợ trung, dài hạn là 784 tỷ chiếm 29.58 % tổng dư nợ. Xu hướng này là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như năm 2014. Tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn sẽ có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế. Đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm tỷ trọng trên tổng dư nợ và đạt 2.763 tỷ tương đương 67.60% và dư nợ trung, dài hạn chiếm là 1.324 tỷ chiếm 32.4 % tổng dư nợ. Sang năm 2016, dư nợ ngắn hạn tăng 130 tỷ so với năm 2015, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tiếp tục có xu hướng giảm chỉ chiếm 54.44% trên tổng dư nợ. Có sự tăng lên như vậy là nhờ nỗ lực của Vietinbank Nam Thăng Long trong việc tìm kiếm cho vay khách hàng cá nhân mua nhà dự án. Tuy vậy, theo định hướng của Ban Lãnh đạo Chi nhánh trong thời gian tới tập trung đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn để giảm thiểu rủi ro.

2.1.4.3. Kết quả kinh doanh

Qua số liệu báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh các năm 2013 đến năm 2016 ta có bảng kết quả kinh doanh của Vietinbank Nam Thăng Long như bảng 2.3.

Bảng 2.2: Ket quả kinh doanh của Vietinbank Nam Thăng Long

8)

Ket quả kinh doanh 139.38

7 229.35 4 226.79 8 340.31 4

của Ngân Hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển Ngân Hàng.

Để có được kết quả kinh doanh luôn dương, ta không thể không kể đến những nỗ lực đóng góp của cán bộ nhân viên Vietinbank Nam Thăng Long. Sau gần 16 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng kể. Chất lượng tín dụng được nâng cao, hoạt động tuân thủ pháp luật, kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Vietinbank Nam Thăng Long đã chú trọng phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ như: dịch vụ Ngân Hàng tại nhà (Homebanking), thanh toán điện tử, rút tiền từ máy ATM kết hợp với dịch vụ trả hộ lương các Doanh Nghiệp, tổ chức; làm đại lý thanh toán thẻ VISA, MasterCard, chuyển tiền nhanh WEST UNION.... Vì vậy, số khách hàng đến quan hệ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng ngày càng nhiều.

Trong các hoạt động của mình, Vietinbank Nam Thăng Long luôn tuân thủ và chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đóng góp cho ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh đạt và vượt mức kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao, góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hoàn thành kế hoạch kinh doanh phục vụ nền kinh tế, cơ cấu lại gắn với phát triển bền vững và xây dựng ngành vững mạnh, từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM -

CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Một phần của tài liệu 0478 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 52)

w