2.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế
- Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, lập dự án đầu tư: Công tác này còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Đó là: Điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư…Vì khi lập dự án các chủ đầu tư, các tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài,…Ngoài ra, tình trạng “chạy dự án, lại quả” trong đầu tư X CB nói chung và đầu tư X CB trên địa bàn huyện Mai Sơn nói riêng vẫn còn, có trường hợp nhiều phòng ban, địa phương muốn ghi kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì những lý do ngoài kinh tế. Có khá nhiều trường hợp người ta vẽ ra hiệu quả tính toán hấp dẫn trong dự án đầu tư để trình cấp trên phê duyệt và cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn xét duyệt đúng quy chế,…Khi đưa vào sử dụng, công trình mới lộ rõ những sai sót, thậm chí gian dối trong tính toán, áp sai định mức, đơn giá còn nhiều. Tình trạng đầu tư tràn lan vẫn xẩy ra, có những trường hợp nể nang, kể cả ở những cơ quan có trách nhiệm quản lý quy hoạch và cấp vốn đầu tư xây dựng.
- Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu: Chi phí
thiết kế dự toán được trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. Vì thế, nhiều tư vấn thiết kế dự toán muốn chi phí thiết kế nhiều nên trong quá trình thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt, vượt quy mô yêu cầu gây lãng phí ngân sách nhà nước, phòng Quản lý đô thị không thẩm định chi tiết mà căn cứ luôn vào tờ trình đơn vị tư vấn ra kết quả thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt,...
- Công tác lựa chọn nhà xây lắp còn nhiều bất cập: Đấu thầu chưa thực sự công khai, công bằng; thông tin về đấu thầu còn hạn chế, tổ chức xét duyệt kết quả đấu thầu còn khuất tất, thậm chí một số gói thầu chưa đấu thầu đã biết đơn vị trúng thầu,… Việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu, giá thấp thì trúng thầu chứ chưa thực sự chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật, năng lực nhà thầu…Kết quả đấu thầu vẫn bị chi phối bởi những sự can thiệp của các thế lực khác nhau.
- Công tác giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi côngcòn nhiều bất cập: Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Mai Sơn có nhiều hiện tượng khối lượng nghiệm thu không khớp với khối lượng thực tế thi công tại hiện trường mà chỉ thông qua kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn mới phát hiện. Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng khối lượng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư.
- Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán thanh toán vốn đầu tư còn nhiều sai sót: Trong những năm qua, nhiều hạn chế, yếu kém dần được khắc phục. Qua biểu đồ tỷ lệ giảm trừ sau thẩm tra quyết toán của các chủ đầu tư trên địa bàn huyện cho thấy tỷ lệ giảm trừ các sai phạm qua các năm cơ bản theo xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, còn một số chủ đầu tư cá biệt chưa làm tròn trách nhiệm của mình làm gia tăng tỷ lệ sai phạm như chủ đầu tư Ban Quản lý dự án di dân tái định cư,…
- Công tác thanh tra kiểm tra chưa được chú trọng: Tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, chưa phát hiện được nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa công tác quản lý tái đầu tư X CB vào nề nếp. Chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của nhà nước làm buông lỏng kỷ cương pháp luật, tình trạng nể nang giữa các đơn vị liên quan còn xuất hiện một số nơi.
Kết luận thanh tra, kiểm tra chưa ghi rõ sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chưa xử lý nghiêm các sai phạm do quản lý nhà nước về đầu tư X CB gây ra, các kết luận thanh tra, kiểm tra mới chỉ chú trọng vào các nhà thầu.
Phân cấp, phân định, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý đầu tư X CB còn nhiều bất cập. Không chỉ các Ban quản lý dự án, phòng Kinh tế Hạ tầng có chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư X CB còn các phòng ban không có hoặc có cán bộ quản lý mảng xây dựng nhưng chuyên môn về xây dựng rất yếu và thực hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ chung vẫn tham gia thực hiện làm chủ đầu tư như: Phòng Giáo dục và Đào tạo,…
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan
- Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư X CB chưa nghiêm, sai phạm xảy ra trong nhiều khâu của quá trình đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia vào đầu tư X CB đa dạng về ngành và hình thức cho nên rất khó kiểm soát. Quản lý
nhà nước về đầu tư X CB cũng còn nhiều vấn đề, không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng…Đây chính là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư X CB thấp, đặc biệt là đầu tư X CB từ ngân sách nhà nước.
- Chưa thực sự làm tốt công tác quy hoạch, quy hoạch không phù hợp với thực tế, chất lượng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội còn thấp, quy hoạch chủ yếu là để đủ thủ tục phê duyệt dự án dẫn đến thường phải điều chỉnh quy hoạch khi dự án đi vào thực hiện. - Cơ chế phân công, phân cấp của UBND tỉnh, sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đầu tư X CB chưa rõ ràng, chưa đề cao được trách nhiệm của từng sở, ngành, phòng, ban, địa phương… Nhất là về trách nhiệm của từng cá nhân. Phân cấp chưa phù hợp với năng lực của chủ thể quản lý.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, chưa sâu, chất lượng còn hạn chế, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra.
- Văn bản pháp luật về đầu tư X CB tuy nhiều nhưng chưa đủ, dàn trải nhưng chưa cụ thể, nhiều quy định nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về đầu tư X CB. Cơ chế quản lý và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập. Mặt khác, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua liên tục thay đổi do những quy định có tính chất pháp lý cao nhất vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thât thoát vốn ngày một gia tăng.
- Năng lực của một số chủ đầu tư tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ được giao, thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn. Một số chủ đầu tư còn thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án. Mặt khác khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước không thể bỏ qua yếu tố trình độ chuyên môn trong quản lý đầu tư X CB.
- Chất lượng công tác tư vấn còn thấp. Mặc dù đã có nhiều biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hầu hết các dự án trình thẩm định xét duyệt đều phải chỉnh sửa, bổ sung. Nhiều dự án trong quá trình tổ chức thực hiện “thậm chí chưa thi công” đã phải phê duyệt điều chỉnh, dẫn tới kéo dài thời gian triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị phê duyệt dự án.
- o việc tuyển dụng cán bộ, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư chưa đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ trình độ chuyên môn còn kém, từ đó gây nên những sai sót, tắc trách trong công việc.
Trên địa bàn huyện Mai Sơn trong thời gian qua, lĩnh vực đầu tư còn bộc lộ nhiều nhược điểm làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Việc phân tích đánh giá một cách đầy đủ về các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành công và những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư X CB từ ngân sách nhà nước sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính sáng tạo cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư X CB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Sơn nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng trong thời gian tới.
2.3.2.3 Nguyên nhân khách quan
o nhà nước thay đổi cơ chế chính sách ảnh hưởng tới quản lý, đầu tư X CB (ví dụ: Luật Đầu tư công, Nghị quyết 11 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội,…).
- o thị trường đầu tư X CB thay đổi liên tục, giá cả vật liệu, nhân công và máy móc biến động, đơn giá, định mức ban hành của nhà nước không kịp điều chỉnh theo.
Kết l ậ c ươ g 2
Trong giai đoạn 2014 - 2018, nguồn vốn đầu tư X CB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Sơn đã được thực hiện đầu tư cho các dự án công trình thuộc các ngành kinh tế: Nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao,
công cộng đô thị... và các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, huyện luôn chủ động cân đối ngân sách địa phương, kết hợp huy động sự giúp đỡ của ngân sách cấp trên để chủ động, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư X CB đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và tiến độ thực hiện dự án.
Với những phân tích ở chương 2, ta có thể thấy được sự quan tâm của UBND huyện Mai Sơn trong việc đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách của huyện, sự đầu tư của UBND huyện Mai Sơn đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế và tồn tại cần được xem xét, khắc phục như: Công tác phân bổ vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, Quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác, tình trạng đầu tư dàn trải còn phổ biến, thất thoát lãng phí xẩy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức cao và kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng của cán bộ liên quan đến đầu tư X CB chưa đạt,…
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư X CB, trong chương 3 tác giả sẽ vận dụng cơ sở lý thuyết ở trên để phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư X CT sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Sơn trong giai đoạn tiếp theo 2019-2020 và định hướng đến năm 2025.
CHƯƠNG 3 IẢI P ÁP TĂN CƯỜN CÔN TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY ỰN TỪ N ÂN SÁC N À NƯỚC TRÊN ĐỊA ÀN UYỆN MAI SƠN, TỈN SƠN LA
3.1 Đị ướ g p át triể về xâ dự g củ ệ M i Sơ trong ữ g ăm
2019-2020 và đế ăm 2025
Trong 5 năm qua, huyện Mai Sơn đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để xứng đáng là huyện trẻ năng động, phát triển mạnh mẽ, đổi thay từng ngày, đạt được những thành tích đáng biểu dương, từng bước trở thành đô thị động lực của tỉnh Sơn La. Huyện Mai Sơn dường như “lột xác” hoàn toàn với diện mạo mới với các tuyến đường rộng với hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, thoát nước, hàng cây xanh tươi tắn, vỉa hè thông thoáng; những toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại hiện đại; những công trình văn hoá, thể thao, giải trí có kiến trúc đẹp mang tính điểm nhấn… huyện Mai Sơn đã thành công trong nâng cấp thị trấn Hát Lót lên đô thị loại IV. Huyện Mai Sơn tiếp tục xây dựng và đặt ra các mục tiêu mới nhằm định hướng phát triển về xây dựng của huyện Mai Sơn trong những năm 2019-2020 và đến năm 2025, cụ thể như sau:
- Mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đến năm 2020, huyện Mai Sơn có nền kinh tế đa dạng hơn, với ngành dịch vụ chiếm phần lớn trong tỷ trọng nền kinh tế, một trong những đầu tàu tăng trưởng của tỉnh. Cụ thể hóa chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế đảm bảo hài hòa với phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ giá trị di tích lịch sử. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân (tính theo giá trị tăng thêm) giai đoạn 2019-2020 đạt 7%/năm, giai đoạn 2020-2025 đạt khoảng 8%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế (tính theo giá trị tăng thêm): Năm 2020, dịch vụ chiếm khoảng 30%; Công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 25%; Nông nghiệp chiếm khoảng 45%. Năm
2025, dịch vụ chiếm 35%, công nghiệp - xây dựng chiếm 30%, nông nghiệp chiếm 35 %.
+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 8%/năm.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2019-2020 như sau:
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2019-2020 của huyện Mai Sơn Trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tập trung vào một số dự án trọng điểm, dự án lớn như sau:
+ Trung tâm hành chính – chính trị huyện Mai Sơn có tổng mức đầu tư 185.590 triệu đồng, tập trung các ban ngành, đoàn thể chính trị, xã hội của huyện.
+ ự án thủy lợi cao nguyên Nà Sản có tổng mức đầu tư 144.000 triệu đồng, để đáp ứng nhu cầu sử dụng tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao khu vực cao nguyên Nà Sản và khu vực phụ cận đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư xây dựng các chương trình, dự án được Trung ương, tỉnh phân bổ vốn và trong kết hoạch đầu tư công giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo.
Bảng 3. 13: anh mục đầu tư trên địa bàn huyện Mai Sơn giai đoạn 2019-2020 [5] ĐVT: Triệu đồng STT mục dự á Số lượ g công trình N cầ đầ tư gi i đoạ 2019-2020 Tổ g số