Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 45 - 50)

2.1.1.1 Vị trí, địa giới

Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30 km về phía Bắc. Là trung tâm công nghiệp và là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La.

Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển, trung bình khoảng 800m - 850m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000m - 1200m so với mực nước biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm các khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi...; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp..., phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6: xã Cò Nòi thị trấn Hát Lót, xã Hát lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung...

Hình 2.1. Bản đồ huyện Mai Sơn

Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc; từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối

Phía Đông giáp huyện Yên Châu, ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối; giáp huyện Bắc Yên với ranh giới là dòng Sông Đà (chảy qua hai xã Chiềng Chăn và Tà Hộc). Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối.

Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CH CN Lào). Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối, với chiều dài dường biên giới 6,4 km.

Huyện lỵ đóng tại thị trấn Hát Lót. Từ TP. Sơn La đến huyện lỵ đi theo đường Quốc lộ 6, dài khoảng 30 km. Từ Hà Nội đến huyện lỵ có hai tuyến đường: Tuyến Quốc lộ 6 (đường 41 ngày xưa) dài khoảng 270 km, hướng về Hà Nội qua các huyện Yên Châu, Mộc Châu...; tuyến đường 113A (tức đường 13) đi qua huyện Bắc yên, Phù Yên sang tỉnh Yên Bái về Hà Nội dài khoảng 370 km.

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

* iện tích đất

Tổng diện tích tự nhiên là 143.247,0 ha, trong đó:

- Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 93.687,01 ha chiếm 65,40% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 56.379,6 chiếm 39,36% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

- Tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của toàn huyện đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 5.367,65 ha chiếm 3,75% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Được phân bố như sau:

+ Đất ở: Tổng diện tích đất ở toàn huyện là: 825,96 ha chiếm 15,39% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó: Đất ở nông thôn: 769,3 ha chiếm 93,14% so với tổng diện tích đất ở, được phân bố đều trên các xã trên địa bàn huyện; Đất ở Đô thị: 56,66 ha chiếm 6,86% so với tổng diện tích đất ở.

+ Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 là: 3.021,19 ha chiếm 56,28% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp khác: Có diện tích là 7,49 ha chiếm 0,14% so với tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.

+ Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng là: 44.192,34 ha chiếm 30,85% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

+ Hồ, đập:

Bảng 2. 1: Biểu thống kê hồ, đập trên địa bàn huyện Mai Sơn

STT Tên công trình Đị điểm xâ dự g

Năm xây dự g Kíc t ước đập Dung tích ồ (m3) Dài (m) Cao (m) 1 Hồ Bản Củ xã Chiềng Ban 2002 - - 40.000

2 Hồ Bản Kéo xã Chiềng Ban 1994 73 11 35.000

3 Hồ Bản Đốm xã Chiềng Ban 1994 100 8 -

4 Hồ Huổi Viu xã Chiềng Ban 1994 80 10 -

5 Hồ Bản Thộ xã Chiềng Ban 1994 80 5 -

6 Hồ Con Kén xã Chiềng Mung 1979 80 6 112.000

7 Hồ Cọ Mỵ xã Chiềng Mung 2009 54 - -

8 Hồ Xum Lo xã Chiềng Mung 2000 100 10 80.000

9 Hồ Đen Phường xã Chiềng Chăn 1989 104 18 80.000

10 Hồ Bản Sẳng xã Mường Bằng 1989 80 8 -

11 Hồ Bản iàn xã Mường Bằng 1989 35 5 -

12 Hồ Nà Bó xã Nà Bó 1989 60 12 360.00

13 Hồ Tiền Phong xã Mường Bon 1971 92 25 -

14 Hồ Bản Ỏ xã Mường Bon 1996 70 9 20.000

15 Hồ Bản Pòn xã Chiềng Mai 2001 50 7 1.000

16 Hồ Xa Căn xã Mường Bon 2001 - - -

17 Hồ BẢn Bon xã Mường Bon 2001 - - -

+ Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông,

suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.

2.1.1.3 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện Mai Sơn phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau:

- Vàng sa khoáng ở xã Chiềng Lương, Chiềng Chung, Chiềng ong, Chiềng ve và một số điểm khác nhưng trữ lượng không lớn.

- Mỏ đồng Chiềng Chung, mỏ quặng sắt xã Phiêng Pằn

- Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tương đối rộng, điều kiện khai thác thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường như mỏ đá vôi ở xã Chiềng Mung; Nà Pát, xã Nà Bó; xã Hát Lót; xã Cò Nòi…

- Đất sét ở Chiềng Chung, Mường Chanh, là loại đất có tính chất đặc biệt, rất thích hợp cho sản xuất đồ gốm.

Ngoài ra trên địa bàn còn có hơn: 1.000 núi đá có thể khai thác làm nguyên liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.

2.1.1.4 Tài nguyên sinh vật

- iện tích rừng nguyên sinh: 53.650 ha - iện tích rừng tái sinh: 12.000 ha - iện tích rừng trồng: 2.729 ha

- Độ che phủ của rừng: 39,4 % (số liệu năm 2010).

- Có những loài thực vật quý hiếm: Nghiến, lát, đinh hương... các loại tre, trúc và các loại cây dược liệu: Đẳng sâm, sa nhân, hương nhu, cửu cẩu, hoàng tinh...

- Có những loài động vật quý hiếm: Hươu, nai, hổ, gấu, khỉ...; các loại chim: Công, trĩ, vẹt, hoạ mi, khướu...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 45 - 50)