Tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 31)

Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở các cấp có thể được đánh giá theo nội dung quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

1.2.5.1 Về phân cấp quản lý

Đánh giá phân cấp quản lý được thực hiện trên một số khía cạnh như sau: Tính hợp pháp của việc phân cấp, tính hợp lý, hiệu quả. Tính hợp pháp của phân cấp đòi hỏi việc phân cấp được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tính hợp lý của phân cấp đòi hỏi việc phân cấp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đó là các yêu cầu về đầu tư phát triển của địa phương, số lượng và quy mô các dự án, các công trình ở địa phương, trình độ năng lực của cán bộ quản lý cấp dưới,... Tính hiệu quả của việc phân cấp quản lý thể hiện ở hiệu quả quản lý của cấp dưới được phân cấp.

Việc phân cấp quản lý được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển của tỉnh.

1.2.5.2 Về việc lập kế hoạch phân bổ vốn

Việc đánh giá được thực hiện trên các mặt:

- Căn cứ để lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển địa phương: - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm.

- Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương.

- Chính sách, chế độ chi ngân sách hiện hành của địa phương.

- Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển năm trước.

Yêu cầu khi lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển là đảm bảo vốn chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước lớn hơn các khoản chi thường xuyên và các khoản chi trả nợ. Bội chi ngân sách nhà nước nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển phải đảm bảo mức độ, trật tự, cơ cấu nguồn vốn trong nước hợp lý.

Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước do cơ quan ngân sách đảm nhận. Cơ quan ngân sách căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm của Nhà nước; căn cứ chính sách, chế độ vốn ngân sách nhà nước; căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá của năm trước để dự kiến số vốn ngân sách tổng thể, số vốn ngân sách theo lĩnh vực, ngành, từng địa phương và đưa ra các biện pháp thực hiện để đảm bảo đạt được số vốn ngân sách đầu tư phát triển đó.

Quy trình lập kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển bao gồm các bước sau:

- Chuẩn bị lập kế hoạch: Nội dung của bước này là tạo dựng các điều kiện vật chất và nhân lực cần thiết để tiến hành lập kế hoạch có chất lượng, trong đó dữ liệu và cán bộ có năng lực là điều kiện quan trọng.

- ự thảo kế hoạch: Công việc chính là sử dụng các căn cứ, vận dụng các chính sách để đưa ra được các chỉ tiêu ngân sách hợp lý. Kế hoạch ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu:

+ Xác định được từng chỉ tiêu của kế hoạch.

+ Tổng hợp các chỉ tiêu, lên cân đối toàn bộ và phản ánh theo biểu mẫu quy định. + Lập bản thuyết minh về các điều kiện, các lý do và tính khả thi của việc thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch.

+ Đề xuất các biện pháp chủ yếu để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đưa ra. - Xét duyệt kế hoạch

Đây là khâu phê chuẩn để kế hoạch trở thành văn bản pháp lý có giá trị thi hành. Công việc chính là hiệp thương giữa cơ quan bảo vệ kế hoạch và cơ quan xét duyệt kế hoạch. Việc xét duyệt kế hoạch được thực hiện từ dưới lên trên.

- iao kế hoạch: Kế hoạch ngân sách đầu tư phát triển, sau khi đã được phê chuẩn, được giao cho cơ quan ngân sách đầu tư phát triển các cấp thực hiện. Việc giao kế hoạch thực hiện tuần tự từ cấp cao xuống cấp thấp.

Việc lập kế hoạch tốt giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình cụ thể và có những quyết định chính xác tác động đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển tại tỉnh.

1.2.5.3 Về tổ chức thực hiện kế hoạch

- Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thường có những việc sau:

+ Lập kế hoạch quý, tháng, kế hoạch được duyệt tính cho cả năm. Khi tổ chức thực hiện, cơ quan quản lý vốn đầu tư thường cân nhắc tính chất thời vụ của các nguồn vốn đầu tư để thích hợp cho từng tháng, quý, trên cơ sở đó có biện pháp điều hành thích hợp.

+ Triển khai thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Kế hoạch quý, tháng được giao đến từng cấp thực hiện vốn đầu tư, các cơ quan quản lý vốn đầu tư thường tiến hành các biện pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư.

+ Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Đây là công việc được làm khi nền kinh tế có những biến động lớn làm thay đổi nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước dự kiến. Có hai cấp độ điều chỉnh là điều chỉnh toàn phần kế hoạch và điều chỉnh từng phần kế hoạch.

Điều chỉnh toàn phần kế hoạch, thực chất là lập lại kế hoạch mới. Cấp độ này hãn hữu mới áp dụng.

Điều chỉnh từng phần kế hoạch, chủ yếu là điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp với khả năng vốn đầu tư.

Việc thực hiện kế hoạch càng khẩn trương, càng nhanh chóng sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển.

1.2.5.4 Về kiểm tra - kiểm soát việc thực hiện kế hoạch

Kiểm tra - kiểm soát việc thực hiện kế hoạch là một khâu rất quan trọng, không những giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch mà còn có thể thấy được những bất cập, những thiếu sót cần bổ sung trong quá trình thực hiện kế hoạch đã được

đề ra. Thông qua công tác kiểm tra - kiểm soát cũng có thể thấy những sai phạm đó thuộc cơ chế, chính sách của tỉnh hay sai phạm trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh, sai phạm nào thuộc đối tượng quản lý,... Đánh giá kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh đòi hỏi xác định những thất thoát, lãng phí, tham nhũng có thể có trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh, xác định mức độ, hiệu quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh,...

Việc kiểm tra kiểm soát giúp nhà quản lý nhanh chóng phát hiện những chỗ chưa phù hợp để từ đó khẩn trương khắc phục tránh tình trạng thất thoát lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

1.2.5.5 Về phối kết hợp

Công việc này giúp đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Quá trình đánh giá này đòi hỏi xác định tính hợp lý trong phân công, phân nhiệm, đánh giá trách nhiệm trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan, các bộ phận trong bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Đánh giá sự phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh đòi hỏi xác định những bất hợp lý có thể có trong phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các bộ phận trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Thông qua công tác đánh giá phối hợp nhằm có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện đầu tư của các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

1.3 Các â tố ả ưở g đế cô g tác q ả lý vố đầ tư xâ dự g sử dụ g

vố gâ sác à ước.

Có hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó có một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là:

1.3.1 Công nghiệp hóa

Là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ xây dựng nền sản xuất lớn hiện nay. Chiến lược công nghiệp hóa ảnh hưởng đến chiến lược và chính sách kinh tế khác. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược chính sách khác đúng đắn. Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững: Tạo nhiều việc làm, đảm bảo nâng cao mức sống của dân cư và thiết lập một xã hội, cộng đồng văn minh. Để đạt được mục tiêu của đại hội Đảng đã đề ra, trong những năm tới vốn đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu then chốt như: Tiếp tục tập trung đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp; Đầu tư các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến,… Đầu tư các ngành khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; Đầu tư các ngành khác như: Công cộng, cấp thoát nước,…

1.3.2 Về công tác lập các dự án đầu tư

Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập hàng năm phải đảm bảo đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư, đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ. Làm tốt công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư không những đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng.

1.3.3 Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư

Quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư là công cụ quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nó là một bộ phận quan trọng trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát

triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

1.3.4 Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình

Trong thực tế, thời gian qua, nước ta đã áp dụng hai hình thức chọn thầu là: Chỉ định thầu và đấu thầu, chào hàng cạnh tranh. Hình thức chỉ định thầu áp dụng có rất nhiều mặt hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh. Còn hình thức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh là hình thức tiến bộ trong lựa chọn nhà thầu. Thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát lãng phí. Vì vậy thực hiện nghiêm túc luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư. Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong khối lượng công trình, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp. Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng.

1.3.5 Về công tác thanh toán vốn đầu tư

Căn cứ vào quy định của chính phủ, của Bộ tài chính, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cụ thể, quy định về đối tượng được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng, mức vốn tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp, thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.

Công tác thanh toán vốn đầu tư X CB phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư X CB. Công tác kiểm soát vốn đầu tư X CB từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC, Thông tư 108/2016/TT-BTC về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh

toán; thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng vốn đầu tư được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả.

1.3.6 Về công tác báo cáo quyết toán, thanh tra

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

o vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt. Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán thực hiện không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một công trình được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Nó có tác dụng phản ảnh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước. Nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bỏ trong một thời gian dài của quá trình xây dựng.

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, cán bộ phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 31)