trong điều kiện đô thị hóa ở một số địa phương
Kinh nghiệm quản lý nhà nước của Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phổ Yên là một huyện thuộc phía Nam thành phố Thái Nguyên. Ngày 15/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập thị xã Phổ Yên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ tại địa phương này với nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Nam Phổ Yên, khu công nghiệp Tây Phổ Yên, Khu công nghiệp Sam Sung Yên Bình và có nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị. Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn trong quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến sử dụng đất nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Để vừa phát triển được công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững Thị xã đánh giá chính xác và đưa ra các giải pháp sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế hiện nay cho Phổ Yên.
Quan điểm, nội dung quản lý được Thị xã đánh giá và xác định:
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, không tái tạo và là nơi diễn ra tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, quan điểm bao trùm trong sử dụng đất là ứng dụng các khoa học - công nghệ nhằm khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quy hoạch sử dụng đất nhất thiết phải đón được sự phát triển kinh tế - xã hội. Dành đủ quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp tập trung, các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương để phát huy thế mạnh của Thị xã. Gắn phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Quy hoạch sử dụng đất phải nhất thiết đảm bảo tạo việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt là tại các địa bàn bị trưng dụng đất sản xuất và đất ở. Dành đủ quỹ đất cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, thể thao - văn hóa... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất và sinh hoạt. Chú trọng đến đất ở trên cơ sở đảm bảo tốt môi trường sống của người dân và phát triển ở trên các khu dân cư sẵn có, các khu dân cư tập trung, nhằm tiết kiệm xây dựng cơ cở hạ tầng và tạo điều kiện cho tiến trình đô thị hóa. Khi xây dựng các khu đô thị hóa, các khu công nghiệp, khu dân cư mới, phải tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng trước một bước.
Sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, chuyển dần từ nền nông nghiệp dựa vào sinh học nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, cao cấp cho các đô thị và công nghiệp. Ở vùng đất dốc, phải áp dụng các khoa học công nghệ, các giải pháp nông - lâm kết hợp để hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Quá trình CNH, HĐH đã và đang lấy đi những diện tích đất nông nghiệp mầu mỡ. có vị trí thuận lợi trong sản xuất. Đển đảm bảo an ninh lương thực và phát triển tổng thể
các ngành, đảm bảo ổn định và bền vững, ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp của Thị xã Phổ Yên nói riệng, phải bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp nông thôn hợp lý theo khu vực và từng đia phương để khai thác cơ chế thị trường, tăng trưởng ổn định bền vững, bảo vệ an ninh lương thực của Thị xã, phát trển cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoặc xuất khẩu nông sản hàng hóa, sản xuất giống cây trồng và con vật nuôi chất lượng cao, xác định rõ cơ cấu mặt hàng nông sản, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của mặt hàng nông sản như; lúa gạo, ngô, sắn, chè...Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm tạo ra hiệu quả sản xuất cao, năng xuất tốt và sản phẩm sạch. Phát huy thế mạnh của địa phương, xây dựng những vùng sản phẩm chuyên canh như: cây ăn quả, chăn nuôi trang trại, nguyên liệu trồng rừng, an toàn sinh học, nguồn thủy sản trên các hồ chứa, giữ vững sản lượng lương thực. Tiếp tục phát triển các trang trại, gia trại hiện có. Hình thành thêm các trang trại, gia trị vừa và nhỏ. Do đó việc phát triển CNH, ĐTH phải tập trung quy hoạch tổng thể một cách cụ thể, hạn chế mức thấp nhất những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.
1.2.1.2 Những bài học rút ra cho huyện Đồng Hỷ
Trong xu thế hội nhập cũng như đô thị hóa, vấn đề quản lý đất đai là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong các mặt của đời sống xã hội từ cả hệ thống chính trị lẫn cuộc sống của nhân dân. Do yếu tố cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Huyện Đồng Hỷ phải tập trung đánh giá các mặt của đời sống xã hội trong đó có xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh và phát triển đem lợi nhiều thời cơ, cơ hội cũng như nhiều thách thức đặt ra. Là huyện miền núi, dân số không tập trung và làm nông nghiệp là chủ yếu. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp cũng như đánh giá, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dựng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn góp phần phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh và cơ sở thực tiễn công tác quản lý đất đai đặc biệt đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa diễn ra trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, cùng với kinh nghiệm của các địa phương. Huyện cần đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất các phương án quản lý hiệu quả.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN