Giải pháp tổ chức, quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 93)

đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Cơ cấu sử dụng đất của huyện đến năm 2020 như sau:

- Đất nông nghiệp: 36.597,33 ha, chiếm 85,56% diện tích đất tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 5.711,96 ha, chiếm 13,35% diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 463,98 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, tổng diện tích đất nông nghiệp là 36.957,33 ha, chiếm 85,56% diện tích tự nhiên, giảm 3.284,07 ha so với năm 2015 (trong đó giảm 1.872,29 ha do chuyển 3 xã, thị trấn về thành phố) nên thực giảm là 1.411,79 ha.

- Đến năm 2020, tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 202,65 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên, thực tăng 57,55 ha so với năm 2015. Trong đó: Điều chỉnh giảm trong kỳ điều chỉnh là 9,46 ha đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do chuyển các xã Linh Sơn, Huống Thượng và Chùa Hang sáp nhập về thành phố Thái Nguyên và đồng thời điều chỉnh tăng 67,01 ha trong kỳ điều chỉnh để phát triển hạ tầng sản xuất kinh doanh

- Đến năm 2020, tổng diện tích đất phát triển hạ tầng là 1.496,49 ha, chiếm 3,5% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, tổng diện tích đất giáo dục là 55,49 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, tổng diện tích đất chợ là 6,45 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, tổng diện tích đất ở nông thôn là 978,17 ha, chiếm 2,29% diện tích tự nhiên, tổng diện tích đất ở đô thị là 66,59 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan là 13,40 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, diện tích đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp là 2,13 ha.

- Đất khu phát triển khu đô thị, thương mại, dịch vụ bao gồm: đất ở đô thị, đất phát triển hạ tầng đô thị và đất phát triển thương mại, dịch vụ tại các xã, thị trấn. Đến năm 2020 diện tích đất khu đô thị, thương mại, dịch vụ của huyện là 99,59 ha.

- Diện tích khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 là 1180,82 ha, trong đó: khu đất ở 978,17 ha; khu đất làng nghề và sản xuất phi nông nghiệp 202,65 ha.

- Diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày tại các xã Văn Hán, Khe Mo, Hợp Tiến, Minh Lập, TT Sông cầu, Văn Lăng, Tân Long, Nam Hòa…Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất cây lâu năm từ diện tích đất trồng cây lâu năm hiệu quả thấp sang các loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) -1 -2 -3 -4 -5 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 42.773,27 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 36.597,33 85,56 1.1 Đất trồng lúa LUA 3.800,00 8,88

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.719,00 4,02 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.656,88 3,87 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.520,85 17,58

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.748,00 11,10 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 18.347,47 42,89 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 374,76 0,88 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 149,37 0,35

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.711,96 13,35

2.1 Đất quốc phòng CQP 744,37 1,74

2.2 Đất an ninh CAN 8,9 0,02

2.3 Đất khu công nghiệp SKK

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 73 0,17 2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 33 0,08

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 202,65 0,47 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 662,53 1,55 2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.496,49 3,50

- Đất cơ sở văn hóa DVH 5,94 0,01

- Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 1,3 0,00

- Đất cơ sở y tế DYT 9,14 0,02

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 55,49 0,13 - Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 32,28 0,08 - Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH

- Đất giao thông DGT 1.099,00 2,57

- Đất thủy lợi DTL 284,31 0,66

- Đất công trình năng lượng DNL 2,07 0,00

- Đất bưu chính viễn thông DBV 0,51 0,00

- Đất chợ DCH 6,45 0,02

- Đất công trình công cộng khác DCK 0,00

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 0,00

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 23,98 0,06

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 978,17 2,29

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 66,59 0,16

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13,4 0,03 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,18 0,01 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 0,00

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,61 0,01

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ NTD 111,65 0,26 2.20 Đất sx vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 462,56 1,08 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 15,16 0,04 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 2 0,00

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 10,65 0,02

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 702,21 1,64 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 89,79 0,21 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 10,08 0,02

3 Đất chưa sử dụng CSD 463,98 1,08 Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn

- Phát triển mô hình “nông nghiệp - đô thị”, duy trì hệ sinh thái nông - lâm - ngư nghiệp hiện hữu, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao. Các điểm dân cư nông thôn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, được tiếp cận nhiều tiện ích đô thị.

Là huyện miền núi, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, do vậy phát triển nông thôn nói chung và các khu dân cư nói riêng cần tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định dân cư.

Phát triển kinh tế gắn với phát triển nông thôn: Các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện là sản xuất lương thực, sản xuất sản phẩm hàng hóa. Việc đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân tham gia đóng góp mở mang cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, điện, các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá... xây dựng các vùng nông thôn phát triển, vùng động lực. Các vùng sâu, vùng xa nơi đất rộng người thưa, các chương trình kinh tế cần gắn với phát triển nông lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo như chương trình phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, chăn nuôi gia súc, trồng rừng nguyên liệu... tạo cho các vùng nghèo, hộ nghèo có cơ hội tham gia vào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Hình thành các vùng chuyên canh cây lúa: Văn Hán, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến... vùng chuyên canh cây chè: Sông Cầu, Văn Hán, Khe Mo, Hòa Bình...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 93)