Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 104)

điều kiện đô thị hóa đối với việc sử dụng đất nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua ngành nông nghiệp của huyện phát triển tương đối ổn định, năng suất cây trồng hàng năm đều tăng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm ngày một nâng cao; cơ bản đảm bảo lương thực tại chỗ; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chè, ngô, rừng trồng nguyên liệu...; chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung trang trại, gia trại...

Tuy vậy, tăng trưởng nông nghiệp trong những năm qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích và khai thác nguồn lợi tự nhiên sẵn có; mức độ thâm canh, áp dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế. Hình thức tăng trưởng mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều nhưng chất lượng, giá trị thấp; hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao. Vì vậy tuy có bước phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của nông dân và những người làm nông nghiệp còn thấp, đại đa số nông dân vẫn còn nghèo. Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trường; hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.

Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thep hướng hàng hóa, giá trị, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng và từng bước phát triển các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp theo hình thức trang trại, gia trại đảm bảo môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế như ngô, lạc, đậu xanh, bò lai, gà địa phương, mật ong, gỗ nguyên liệu,... Định hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực tập trung trên cơ sở lợi thế và lợi thế so sánh của các vùng miền.

3.2.4. 1 Nhiệm vụ thực tiễn a. Trồng trọt

Phát triển trồng trọt theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, gắn với thị trường tiêu thụ, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng. Sử dụng linh hoạt diện tích, sản lượng, duy trì sản lượng chè búp tươi đạt 39.000 tấn đến năm 2020; sản lượng lương thực đạt 47.000 tấn đến năm 2020; tập trung chỉ đạo để tăng năng suất lúa, ngô; phát triển mạnh các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm của từng nơi; bố trí thời vụ phù hợp, tăng cường công tác dự tính, dự báo phòng trừ dịch, bệnh gây hại; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nhất là giống, biện pháp canh tác tiên tiến, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập. Tập trung một số cây trồng có lợi thế, tiềm năng để ưu tiên chuyển đổi, cụ thể:

Nhóm cây trồng có lợi thế

Đầu tư phát triển ngành chè theo hướng nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá trị gia tăng. Đến năm 2020 duy trì ổn định diện tích chè kinh doanh toàn huyện đạt trên 3.200 ha, Sản lượng chè búp tươi trên 39.000 tấn; tăng tỉ lệ sử dụng giống mới chủ yếu để sản xuất sản phẩm chè xanh chất lượng cao, đến năm 2020 đạt 80% tổng diện tích; Tỷ lệ sản phẩm chè chế biến công nghiệp đạt trên 60%.

Mở rộng diện tích chè sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, UT Certi ied, ...) chiếm trên 50% diện tích chè kinh doanh, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ chế biến chè chất lượng cao; Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho từng vùng sản xuất. Tổ chức phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất sản phẩm chè có hiệu quả: Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; duy trì và phát triển các làng nghề chè truyền thống; liên kết các “nhà” theo mô hình sản xuất chuỗi.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất cây lương thực

+ Cây lúa: Quy hoạch duy trì ổn định đất lúa cả huyện đến 2020 là 5.000 ha; diện tích gieo cấy cả năm 7.000 ha. Trong đó diện tích đất lúa chuyên canh sản xuất lúa gạo năng xuất, chất lượng cao chiếm 70%; Năng suất lúa bình quân đến năm 2020 đạt 53 tạ/ha/vụ;

- Tăng tỉ lệ sử dụng giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao: Đến năm 2020 đạt từ 45- 50% diện tích gieo cấy trở lên (năm 2015 là 25%); Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận hoặc tương đương để gieo trồng đến năm 2020 đạt 95% trở lên.

- Chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị, hiệu quả kinh tế cao hơn. Kế hoạch chuyển đổi 700 ha, bình quân giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm chuyển đổi trên 100 ha;

+ Cây ngô: Sử dụng các giống mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đầu tư thâm canh tăng năng suất, ổn định diện tích gieo trồng hàng năm đạt 2.200 ha, phấn đấu đến năm 2020 năng suất đạt 45,0 tạ/ha. Phát triển ngô ngọt, ngô rau, ngô dày làm thực phẩm, rau và thức ăn tươi cho chăn nuôi, ....

Nhóm cây trồng khác

- Cây màu: n định diện tích gieo trồng hàng năm, sản xuất theo vùng để tạo vùng nguyên liệu phục vụ tiêu dùng và chế biến. Ứng dụng KHCN và chuyển giao giống mới cho năng xuất, chất lượng cao.

+ Cây lạc: Sử dụng giống mới L14, Sen lai Nghệ An, ... thay thế giống cũ năng xuất thấp, diện tích gieo trồng hàng năm đạt 400 ha, năng xuất 17 tạ/ha.

+ Đậu tương: Trồng đậu tương trên các chân đất chuyên màu và đất lúa một vụ, mở rộng diện tích trồng vụ đông. Sử dụng giống chất lượng như DT 84, DT 2012, ...

+ Khoai tây: Mở rộng diện tích trồng khoai tây vụ đông bằng các giống mới: SINORA, Marabel, SOLARA, ...

+ Khoai lang: Sản xuất khoai lang hàng hóa, sử dụng các giống khoai chất lượng như KL5, Hoàng Long, khoai ngọt, ... trồng vào vụ đông và tập trung vào các vùng ven đô thị. - Cây màu khác: Tận dụng các diện tích đồi bãi, đất màu và đất lúa một vụ, trồng các cây màu khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương như đậu đỗ các loại, vừng, sắn, ... làm thực phẩm và nguyên liệu chế biến.

- Rau, củ, quả các loại: Phát triển ổn định hàng năm đạt diện tích gieo trồng 1.300 ha, năng suất đạt 170 tạ/ha, sản lượng 22.000 tấn. Trong đó, hình thành và phát triển vùng sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao tập trung với diện tích khoảng 300 ha sản xuất theo quy trình VietGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho khu công nghiệp và tiêu dùng.

- Cây hoa: Mở rộng diện tích trồng hoa các loại thành vùng cung cấp cho thị trường trong huyện và thành phố Thái Nguyên, sử dụng các giống hoa cao cấp như: lily, phong lan, cúc, đồng tiền, hoa đào, ... xây dựng các mô hình khép kín, trồng hoa trong nhà lưới, đảm bảo thời vụ và chất lượng sản phẩm.

- Cây ăn quả: Quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những vùng có điều kiện phát triển cây ăn quả, hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung đối với một số cây ăn quả có thế mạnh, có thị trường tiêu thụ; chuyển đổi cơ cấu giống cây ăn

quả theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng giá trị kinh tế cao, giảm tỉ trọng cây ăn quả truyền thống, giá trị kinh tế thấp, trồng phân tán nhỏ lẻ; diện tích cây ăn quả đến năm 2020 ổn định khoảng 2.500 ha với các loại cây chủ yếu gồm: Bưởi, cam, nhãn, vải, chuối, na, ổi, táo, thanh long, ...

b. Chăn nuôi

Chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp, hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư; Thực hiện chăn nuôi trong khu quy hoạch chăn nuôi tập trung xây dựng NTM, từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung công nghiệp, trang trại, gia trại. Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để phát triển chăn nuôi bên vững. Tổ chức sản xuất liên kết giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ thú y; quy định chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thuốc thú y; áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm; cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; tăng tỉ lệ sản phẩm gia súc, gia cầm qua giết mổ tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện kiểm soát dịch bệnh, ATTP.

c. Lâm nghiệp

Nâng cao giá trị kinh tế rừng, góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tạo việc làm, nâng cao sinh kế cho người dân miền núi, đặc biệt là dân tộc ít người.

Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bền vững; điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu, làm giàu rừng, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ hiện có, tỉa thưa, trồng bổ sung hoặc làm giàu diện tích rừng trồng bằng cây bản địa tán rộng, ưu tiên đầu tư trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn, … Khuyến khích phát triển mô hình kết hợp chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ với trồng rừng và khai thác rừng bền vững để tăng thu nhập.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nói chung và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói riêng trên cơ sở quy hoạch 03 loại rừng đã được phê duyệt (Đến năm 2020, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 23.299,37 ha, trong đó rừng phòng hộ là 5.586 ha và rừng sản xuất là 17.713,67 ha). Hàng năm, theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

Trồng mới hàng năm 1.000 ha rừng sản xuất/năm. Khai thác rừng sản xuất giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 750 - 1.000 ha/năm, sản lượng khai thác bình quân đạt 130m3/ha, trong đó gỗ thương phẩm 80%.

Thực hiện tốt việc chuyển mục đích sử dụng rừng, cải tạo rừng theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, nhất là chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, duy trì độ che phủ rừng trên 50% (theo tiêu chí cũ). Theo tiêu chí mới duy trì độ che phủ rừng trên 45%.

d. Thủy sản

Sử dụng tối đa diện tích mặt nước, tăng tỷ lệ nuôi thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng sản lượng thuỷ sản; đến năm 2020 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 250 ha.

Tăng tỉ lệ diện tích nuôi thâm canh bằng giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ mạnh. Đến năm 2020 diện tích nuôi thâm canh chiếm 20% diện tích trở lên, năng suất 6,5 - 7,5 tấn/ha; nuôi bán thâm canh 30% diện tích, năng suất 3 - 4 tấn/ha.

Phát triển nuôi thủy sản hàng hóa đối với các hồ chứa thủy lợi: Sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước hồ chứa thủy lợi vào nuôi trồng thủy sản trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa

khai thác thủy lợi, nuôi trồng thủy sản: Cặp Kè (12ha), Hố Chuối (10ha), Đồng Cẩu (7ha), Chí Son (5ha) và 20 hồ thủy lợi lớn nhỏ khác.

Sản xuất giống thủy sản: Lựa chọn vùng có điều kiện thuận lợi, chủ động liên kết với Trung tâm Thủy sản tỉnh mở cơ sở sản xuất giống thủy sản tại địa phương nhằm tạo con giống tốt phục vụ sản xuất.

e. Phát triển công nghệ chế biến và ngành nghề nông thôn

* Công nghệ chế biến

Tập trung ưu tiên phát triển chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị, kết hợp tổ chức sản xuất, bảo quản, tiêu thụ nâng cao giá trị gia tăng.

- Sản phẩm trồng trọt: Rà soát củng cố nâng cấp các cơ sở hiện có: Chế biến bún bánh, xay xát lúa, ngô, bóc lạc, chè…

- Sản phẩm chăn nuôi: Tập trung xây dựng mới các cơ sở giết mổ gia súc, đảm bảo quy mô theo quy hoạch.

- Sản phẩm lâm sản: Rà soát nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ hiện có, theo quy hoạch; thu hút đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến gỗ chuyên sâu gắn với vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các sản phẩm từ gỗ rừng trồng như: Ván MDF, ván ép thanh, ván sàn, ván ốp tường, bột giấy, đồ gỗ...

* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo hướng đào tạo nâng cao tay nghề đối với các nghề truyền thống, đồng thời đào tạo nghề mới phù hợp; chú trọng đào tạo nghề gắn với việc làm sau đào tạo, nhu cầu thực tiện của người dân, địa phương; đào tạo nghề mới phải gắn với quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề của huyện. Khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện dạy nghề lao động nông thôn; tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề; từng bước đầu tư các trang thiết bị dạy nghề đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều hình thức phù hợp để nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Đồng Hỷ chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy vai trò tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; đầu tư nâng cao chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thIết yếu; thực hiện tốt việc công khai dân chủ, minh bạch trong việc quản lý các nguồn vốn xây dựng NTM. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của người dân trong việc thực hiện Chương trình. Tăng cường, nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng, đặc biệt là giám sát trong đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.

Nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế; xây dựng, củng cố các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự, bài trừ tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 104)