Giải pháp về đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 88)

3.2.2.1 Dự báo nhu c u vốn đ u tư và cơ cấu đ u tư

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít, mà quan trọng hơn là dựa vào hiệu quả sử dụng của lượng vốn này cao hay thấp tức là đầu tư phải tương xứng với qui mô và mục tiêu phát triển, tránh lãng phí nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc tính hệ số ICOR còn gặp nhiều khó khăn, độ chính xác chưa cao, còn đối với một địa bàn như huyện Đồng Hỷ, chỉ số ICOR cũng chỉ dựa theo chỉ số của tỉnh Thái Nguyên để xem xét các yếu tố khác. Do đó, trong đề án này, khi tính toán nhu cầu đầu tư, đã kết hợp cả hai yếu tố: Dựa vào cách tính toán hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng đồng thời căn cứ vào cách dự ước nhu cầu thực tế của từng ngành.

Ngoài việc tính toán yếu tố tác động của cơ chế chính sách, hiệu quả của đầu tư trong quá khứ đem lại (thường không quá 20% về lượng trong tính toán hệ số đầu tư), đề án đưa ra cơ sở luận chứng tính hệ số ICOR trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2018 - 2030 được dự tính như sau:

(1) Khu vực nông lâm nghiệp thủy sản

Trong phần định hướng tăng trưởng là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đầu tư vào khu vực này nhằm vào các mục tiêu: Cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp; Tăng cường chất lượng đất nông nghiệp nhằm thâm canh tăng vụ; Tăng cường hệ thống thủy lợi; hiện đại hóa công nghệ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh. Với hướng đầu tư nêu trên, phát huy hiệu quả nhanh hơn trước, hệ số ICOR của khu vực này cao so với thời kỳ trước đây.

(2) Khu vực công nghiệp

Đây là khu vực quan trọng của nền kinh tế huyện nên việc bố trí vốn đầu tư sẽ căn cứ vào mục tiêu quy hoạch phát triển. Đầu tư vào khu vực này có những đặc điểm sau: Nhu cầu vốn ban đầu rất lớn do trị giá máy móc, thiết bị, công nghệ cao, yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực; Chậm phát huy tác dụng hơn do chu kỳ sản xuất dài hơn; Nếu đầu tư chiều rộng nhằm mở rộng sản xuất ở các ngành thu hút nhiều lao động sẽ tập trung vào nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, nếu đầu tư chiều sâu ở một số ngành kỹ thuật cao sẽ tập trung vào đổi mới máy móc thiết bị theo hướng hiện đại hóa. Tiến hành song song hai việc trên đều có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư.

Hệ số ICOR của khu vực trước đây chưa cao, nhưng không phải do đầu tư hiệu quả, mà chủ yếu là đầu tư ít, tập trung tận dụng máy móc thiết bị vốn đã cũ, lạc hậu. Kết quả là sản phẩm làm ra tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng không được cải thiện nhiều.

Do đó trong thời gian sắp tới, để có thể thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khu vực công nghiệp phải được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, nên hệ số ICOR của khu vực này sẽ cao nhất.

(3) Khu vực dịch vụ

- Nhóm các ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, gồm các ngành thương nghiệp, giao thông - bưu điện, tài chính - tín dụng, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản - tư vấn. Trong đó theo dự báo của chúng tôi, các công trình hạ tầng, khoa học công nghệ sẽ có hệ số ICOR tăng rất cao, nhưng hết sức cần thiết phải đầu tư ngay. Các ngành còn lại vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư, nhưng do phát huy tác dụng nhanh hơn, nhất là thương nghiệp và khách sạn - nhà hàng, nên hệ số ICOR của các ngành này sẽ không tăng cao.

- Nhóm các ngành dịch vụ XH: đầu tư cho các ngành này đa số mang tính chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, nên không đưa vào để tính toán hệ số ICOR.

Như vậy, dự báo hệ số ICOR của cả khu vực dịch vụ sẽ có xu hướng tăng.

Xuất phát từ căn cứ trên, dự báo hệ số ICOR và nhu cầu đầu tư cho các khu vực các giai đoạn tiếp theo như sau:

Bảng 3.1: Hệ số ICOR giai đoạn 2018-2025

2018-2020 2021-2025 2026-2030

Hệ số Icor 5,68 4,57 4,15

- Nông, lâm, thủy sản 5,1 4,15 4,08

- Công nghiệp + xây dựng 5,9 4,78 4,17

- Dịch vụ 5,3 4,21 4,1

Nguồn: Tính toán của Ban chủ nhiệm Tư vấn lập điều chỉnh QH

Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2018-2030, ước tính nhu cầu vốn đầu tư theo (Giá hiện hành) phương án chọn trong thời kỳ này khoảng 95,6 nghìn tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách thời gian tới sẽ chiếm khoảng 5,8-6,2% so với nhu cầu đầu tư. Phần còn lại 93,8-94,2% được huy động từ nhiều nguồn vốn khác gồm kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, huy động từ các thành phần dân cư, vốn tín dụng và vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu đầu tư sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh đầu tư cho khu vực công nghiệp (chế biến nông sản chất lượng cao, chế biến thức ăn gia súc…); dịch vụ (bao gồm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ nông nghiệp) và kết cấu hạ tầng hạ tầng phục vụ sản xuất, tiếp tục duy trì đầu tư cho khu vực nông lâm nghiệp để duy trì tốc độ tăng trưởng ngành chú trọng đầu tư vào nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ trong sản xuất.

3.2.2.2. Dự báo nguồn vốn đ u tư

*. Vốn đầu tư cần phải được huy động từ các nguồn cơ bản sau: - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;

- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp; - Nguồn vốn từ nhân dân;

- Vốn vay tín dụng: - Vốn khác

Bảng 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành giai đoạn 2018-2030

Chỉ tiêu

Giai đoạn

2018-2020 2021-2025 2026-2030

I. Cơ cấu theo ngành (%) 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm, thủy sản 15,15 9,98 8,08

- Công nghiệp + xây dựng 71,48 66,44 72,86

Chỉ tiêu

Giai đoạn

2018-2020 2021-2025 2026-2030

II. Vốn đầu tư (triệu đồng giá HH) 15.250.680 26.992.355 67.677.613

- Nông, lâm, thủy sản 2.311.003 2.693.636 5.471.073 - Công nghiệp + xây dựng 10.901.074 17.933.390 49.308.729

- Dịch vụ 2.038.604 6.365.330 12.897.811

Nguồn: Tính toán của tư vấn lập QH

Lựa chọn trọng điểm đầu tư

Huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là vấn đề mấu chốt để thực hiện các mục tiêu của phương án quy hoạch. Việc lựa chọn đúng những trọng điểm đầu tư cho các ngành, lĩnh vực là khâu rất quan trọng, đảm bảo cho quy hoạch phát triển thành công cả trong tầm ngắn hạn cũng như dài hạn. Chính sách đầu tư phải mang tính chọn lọc, ưu tiên đầu tư cho những lĩnh vực được khuyến khích.

Trong giai đoạn quy hoạch, tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cho các ngành sản xuất và dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế huyện và có nhiều triển vọng phát triển như du lịch sinh thái núi rừng, một số sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định và các sản phẩm dịch vụ có giá trị tăng thêm lớn và thu hút nhiều lao động.

Thành lập các quỹ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích, bù đắp nếu xảy ra rủi ro đối với các chương trình ưu tiên đầu tư, ví dụ như các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc các vùng thực hiện áp dụng thử nghiệm công nghệ mới, giống mới.

Dành một sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhất định cho các địa bàn vùng núi, xa trung tâm huyện để khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất.

c. Giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư - Vốn ngân sách

Bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, chủ yếu tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ vốn trong các chương trình giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án giảm nghèo. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn này cho các công trình thuỷ lợi, giao thông, nhất là giao thông nông thôn, nước sạch, trồng và chăm sóc rừng, bảo vệ môi trường và các công trình xã hội quan trọng khác.

- Vốn doanh nghiệp trong nước:

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn ít, quy mô doanh nghiệp nhỏ, việc huy động nguồn vốn này trước mắt sẽ khó khăn. Tuy nhiên, do đây là nguồn vốn đối ứng có ý nghĩa lâu dài và xu thế đầu tư sẽ tăng nên cần có các chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn vốn này.

- Vốn dân cư:

Hiện tại, thu nhập của người dân trên địa bàn huyện còn thấp, việc huy động nguồn vốn này trước mắt còn hạn chế song cũng cần có các chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn này.

- Vốn vay tín dụng:

Củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân. Đa dạng hóa loại hình huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)