nhìn 2025
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 24/7/2012, lập trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang trong giai đoạn khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước chỉ có 5,03%, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, tư tưởng, quan điểm, dự báo của các chuyên gia kinh tế về tốc độ tăng trưởng cũng như cơ cấu nền kinh tế sẽ có nhiều khởi sắc, phát triển vượt trội vào những năm tới. Hầu hết các định hướng về cơ bản vẫn cho thấy tính chỉ đạo đúng đắn, phản ánh quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên một số định hướng đặt ra trong QH 2012 đến nay đã cho thấy tính bền vững chưa cao, kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng cao và chưa lường hết các khó khăn, thách thức trong bối cảnh của thời kỳ các năm tiếp theo. Thực tế trong giai đoạn 5 năm thực hiện QH 2012 đã cho thấy nhiều mục tiêu đặt ra đã không còn phù hợp, một số mục tiêu đã vượt xa so với dự kiến (sản lượng lương thực bình quân đầu người...), nhưng cũng có những mục tiêu khó có thể đạt được (tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...).
Bên cạnh đó, bối cảnh và tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có nhiều thay đổi, nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều khó khăn và thách thức đặt ra trong tiến trình hội nhập. Nghị quyết số 422/NQ- UBTVQH14 ngày18/8/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên, theo đó, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Chùa Hang; xã Linh Sơn, xã Huống Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ sẽ thuộc thành phố Thái Nguyên quản lý.
Bối cảnh kinh tế – xã hội có những thay đổi lớn đặt ra yêu cầu và đòi hỏi đối với huyện Đồng Hỷ cần được xem xét trên giác độ tổng thể thông qua việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 và bổ sung thêm các định hướng đến năm 2030.
Luận chứng phương án tăng trưởng là tập hợp các khả năng, các giả thiết đặt ra, trên cơ sở cân nhắc các điều kiện bên trong, các yếu tố tác động từ bên ngoài nhằm tìm ra phương án tối ưu, phù hợp với chủ trương, quan điểm phát triển chung của huyện, của tỉnh. Đây là nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để triển khai các mục tiêu tăng trưởng cụ thể theo ngành, lĩnh vực. Quy hoạch rà soát lần này bổ sung các kịch bản phát triển, làm rõ hơn các luận chứng, đánh giá lại vị thế tăng trưởng của huyện đối với tỉnh, bổ sung các yếu tố mới tác động đến tăng trưởng, cũng như đặt ra các yêu cầu, đòi hỏi mới đối với tăng trưởng nền kinh tế huyện Đồng Hỷ.
* QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN - Các quan điểm phát triển
(1) Phát huy hiệu quả nội lực, thu hút các nguồn ngoại lực nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ theo hướng chất lượng, khai thác có chiều sâu các ngành, lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội.
(2) Phát triển kinh tế huyện Đồng Hỷ theo hướng liên kết mở, hội nhập kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
(3) Phát triển theo hướng tập trung ưu tiên các ngành có lợi thế, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo chiều sâu vào các khâu, các lĩnh vực, các vùng có thể tạo hiệu quả và sức lan tỏa, phù hợp với nguồn lực từ ngân sách nhằm huy động, lôi kéo các nguồn lực khác tham gia đầu tư phát triển gắn với ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhân lực.
(4) Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít
người, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong huyện và với thành phố Thái Nguyên.
(5) Kết hợp giữa phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
LỰA CHỌN CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ
Quy hoạch cũ không đề cập đến các khâu Đột phá, trong quy hoạch này bổ sung các khâu đột phá làm tiền đề để thực thi hiệu quả quy hoạch, tháo gỡ các nút thắt trong quan hệ sản xuất, thu hút nguồn lực và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
* Các ngành, lĩnh vực then chốt
(1) Đột phá về chính sách
- Có chính sách đào tạo nhân lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước; đào tạo lao động có trình độ ứng dụng KHCN.
- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư.
(2) Đột phá về liên kết phát triển
- Tăng cường quan hệ, hình thành các liên kết ngành dọc theo hướng chặt chẽ, đảm bảo tính đồng bộ ở các khâu, thông tin dự báo nhanh, chính xác. Đặc biệt là ngành sản phẩm thế mạnh của huyện là chè (Các hiệp hội chè trong tỉnh, khu vực, trong nước).
(3) Đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
- Hình thành các cụm dịch vụ, kỹ thuật nông nghiệp nằm trong chuỗi liên kết các hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến các xã, thôn, bản, hướng dẫn mô hình sản xuất, liên kết đầu mối thu mua, bảo quản chế biến, kiểm định chất lượng sản phẩm... - Sản xuất nông nghiệp, thủy sản: phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với khoa học công nghệ, gắn với thị trường trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa các khâu: sản xuất - chế biến - thị trường. Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và giảm dần mức độ phụ thuộc vào thiên nhiên. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn. Chú trọng đầu tư đến các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao. Hình
thành các vùng trồng rau an toàn, rau cao cấp, các loại hoa quả tươi... Thúc đẩy phát triển các trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, đẩy mạnh phát triển các vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn tại Minh Lập, Nam Hòa, Hóa Trung và thị trấn Sông Cầu.
- Phát triển công nghiệp: Ứng dụng khoa học công nghệ trong duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống nhý: chế biến và bảo quản nông, thủy sản; gạch nung, khai thác đá, cát sỏi, quặng sắt, Xi măng + Clinke và sản xuất đồ mộc.
- Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý.
*. Các trọng điểm phát triển
- Trọng điểm 01: Cải cách thủ tục hành chính: Tập trung hỗ trợ mọi mặt (thủ tục đầu tư, đất đai, hạ tầng, xúc tiến việc làm, chính sách thuế...) để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp đặc biệt là các lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác… ưu tiên các dự án chế biến sâu, sản phẩm nông sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, đặc biệt là các dự án chăn nuôi quy mô lớn, phát triển ngành chè theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra tốt và ổn định cho ngành chè của huyện.
- Trọng điểm 2: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị.
- Trọng điểm 3: Chuyển dịch chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, nâng cấp chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, đúng vị trí chuyên môn. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cấp nghề gắn với hướng nghiệp tại địa phương.