Giải pháp trong sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 107)

hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các phòng quản lý nhà nước cấp huyện

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là chất lượng chính trị, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Có chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ có trình độ đào tạo đại học, cao đẳng cho cấp xã. Đặc biệt đối với việc sử dụng, đánh giá cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các phòng quản lý nhà nước cấp huyện cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các phòng QLNN và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tập trung chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá năng lực, hiệu lực hiệu quả làm việc đáp ứng trong tình hình hiện nay găn với việc thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành Tung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực hiệu quả. Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá cán bộ theo hướng sát với kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của cá nhân và cơ quan, đơn vị; Xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ theo tháng, theo quý, thực hiện đánh giá cán bộ đa chiều, xuyên suốt; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý. Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, cán bộ, viên chức theo hướng tập trung ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao với các đối tượng thuộc thẩm quyền tuyển dụng. Triển khai thực hiện bồi dưỡng, đào tạo tập huấn kỹ năng lãnh đạo, điều hành của Bí thư Đảng ủy, năng lực quản lý của Chủ tịch UBND cấp xã. Thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Tăng cường luân chuyển cán bộ.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Sau thời gian nghiên cứu thực trạng, sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ, tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Đô thị hoá đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện một cách rõ rệt; mức sống của người dân được nâng lên; năng suất cây trồng, vật nuôi ngày một cao hơn.

- Đô thị hoá tạo cho con người thay đổi tư duy trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế của chính gia đình mình, để tạo nên cuộc sống chất lượng hơn cả về vật chất và tinh thần. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất và làm giầu trên chính mảnh đất của họ. Hình thành nên những mô hình kinh tế điển hình, từ đó được nhân rộng và ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, quá trình ĐTH đồng thời nó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước tại các khu công nghiệp, khu đô thị… Hiện nay do sự phát triển của xã hội và vấn đề đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và nếu không có biện pháp quản lý một cách thích hợp thì chẳng bao lâu nữa đất nông nghiệp sẽ chẳng còn bao nhiêu. Chẳng hạn như những diện tích dành để bố trí các công trình kinh tế đầu mối, các khu dân cư, các công trình cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào tạo nghiên cứu khoa học, một diện tích lớn khác đã được xây làm nhà ở, để tách hộ, để bán, để tự kinh doanh…

Phải có các đánh giá tổng thể, đồng bộ nghiện cứu đến thực trạng tình hình hiện nay để có các giải pháp chung, giải pháp cụ thể một cách tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng của địa phương.

2. Đề xuất, Kiến nghị

+ Quản lý quy hoạch đô thị chặt chẽ, có hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể các khu đô thị, và thường xuyên kiểm tra, xử lý trong quản lý đô thị ở cơ sở. Quy hoạch đô thị phải đảm bảo tính đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng địa phương. + Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và KHCN cho người nông dân. Hướng người dân sản xuất theo mục tiêu xác định để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất và có tính bền vững.

- Đối với huyện:

+ Thực hiện quy hoạch khu đô thị theo đúng quy định, bảo đảm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng. Tăng cường công tác kiểm tra ô nhiêm môi trường, thu gom, xử lý chất thải triệt để và đảm bảo an toàn.

+ Có cơ chế chính sách riêng khuyến khích người nông dân đầu tư sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, sản xuất lớn theo hướng hàng hoá.

+ Đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống cho người nông dân bị thu hồi đất một cách có hiệu quả, để đảm bảo ổn định đời sống bền vững cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

+ Sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

2 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

3 Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12

4 Quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ, Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ 5 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015-2020 6 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ các năm và giai đoạn 2016-2020 7 Các trang Web của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ

NN&PTNT, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ,…Số liệu báo cáo, thống kê của các phòng, ban, ngành chuyên môn của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 107)