2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 427,7 km2 (diện tích rộng thứ tư của tỉnh Thái Nguyên sau huyện Võ Nhai, Đại Từ và Định Hóa). Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc, huyện Võ Nhai về phía đông bắc; giáp huyện Phú Lương về phía tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông...
Về mặt hành chính, Đồng Hỷ gồm 15 đơn vị trong đó có 2 thị trấn là thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau và 13 xã là các xã Văn Lăng, Tân Long, Hòa Bình, Quang Sơn, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo, Cây Thị, Hóa Trung, Hóa Thượng, Hợp Tiến, Tân Lợi, Nam Hòa. Đồng Hỷ có 2 xã vùng cao là Văn Lăng và Tân Long (toàn tỉnh có 16 xã vùng cao) và 13 xã miền núi (toàn tỉnh có 108 xã miền núi). Sau khi chia tách, huyện có 6 xã đặc biệt khó khăn và 01 xã ATK.
Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên – đô thị loại I, cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, là trung tâm giáo dục – đào tạo, Khoa học – Công nghệ, y tế của Vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Nằm gần đường cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, có quốc lộ 1B, quốc lộ 17, tỉnh lộ 273, 272, 269B và mạng lưới đường liên huyện khá hoàn chỉnh tạo thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác.
Với vị trí địa lý như vậy, Đồng Hỷ có điều kiện thuận lợi về địa lý kinh tế trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các huyện lân cận, với các khu kinh tế trong và ngoài tỉnh và với các khu công nghiệp lớn ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên… để đẩy nhanh phát triển kinh tế trong tương lai.
* Khí hậu và địa hình
Khí hậu của Đồng Hỷ nhìn chung khá ôn hòa, phù hợp cho phát triển nông nghiệp, huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa trong năm. Nền nhiệt độ trung bình của Đồng Hỷ khoảng 21-230C, lượng mưa bình quân 2.000 mm, độ ẩm trung bình khoảng 82%-85%.
Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở, độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp.
- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Cấu tạo địa hình Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho huyện trong phát triển các vùng cây công nghiệp lớn (chè) phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản, tuy nhiên, địa hình chia cắt gây cũng gây khó khăn cho huyện trong giao thương, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú (mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2): sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me... Phần lớn sông suối đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế.
- Sông Cầu: Chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây, cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu vực ven sông, là đường giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ.
- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa bàn huyện khoảng 28 km. Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng đổ ra sông Cầu; suối Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km.
Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, đập góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.
* Tài nguyên đất đai
Sau khi chia tách, huyện Đồng Hỷ có 13 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên là 427,73 km2. Chênh lệch diện tích giữa xã có diện tích lớn nhất là Văn Hán (65,46 km2) và có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Trại Cau (6,35 km2) lên tới 10,3 lần.
Diện tích đất toàn huyện giảm 2.667 ha trong đó đất nông nghiệp giảm 1.540 ha, phần lớn là đất đồi núi, có 7 loại đất chính nhưng chiếm phần lớn diện tích đất của huyện là các loại đất sau:
- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: 28.706 ha, chiếm 66,42% diện tích, phân bố khắp trên địa bàn huyện. Loại đất này thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...).
- Đất dốc tụ: 4.958 ha, chiếm 11,47% diện tích phân bố ở các thung lũng và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất vàng nhẹ trên cát: 4.301 ha có nhiều ở Văn Lăng, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau. Đây là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 25o
thích hợp cho phát triển trồng rừng.
- Đất phù sa: 2.138 ha, chiếm 4,95% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác.
- Đất nâu vàng phù sa cổ: 1.721 ha, chiếm 4,02% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 8o thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất bạc màu: 598 ha, chiếm 1,16% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở xã Nam Hòa, Trại Cau. Phần lớn diện tích đã và đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. - Đất nâu đỏ trên đá vôi: 451 ha, chiếm 1,05% diện tích đất tự nhiên, tập trung ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lăng. Loại đất này có độ dốc dưới 20o
nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp.
Thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 80
khoảng 7.000 ha thích hợp cho trồng cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; diện tích đất còn lại chủ yếu phù hợp cho phát triển lâm nghiệp.
Đất nông nghiệp chỉ chiếm 32% diện tích đất toàn huyện (tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp chiếm 31,89% tổng diện tích đất toàn tỉnh), rừng và đất rừng chiếm trên 52% diện tích của huyện (tỉnh Thái Nguyên 52,72%). Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện năm 2017 là 0,15 ha (toàn tỉnh là 0,09 ha).
Hiện trạng sử dụng đất:
Sau khi thực hiện chia tách, có sự thay đổi khá lớn về đất đai và cơ cấu đất đai của huyện tác động trực tiếp tới sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội của huyện.
Bảng 2.1: So sánh diện tích đất trước và sau chia tách huyện
Đơn vị 2016 2017 So sánh Tổng diện tích ha 45.440,37 42.773,27 2.667,10 Đất nông nghiệp ha 15.219,49 13.654 1.565 Đất lâm nghiệp ha 24.204,97 23.891 314 Đất nuôi trồng thủy sản ha 390,86 361,67 29 Đất ở ha 976,08 808,12 168 Đất chuyên dùng ha 2.959,84 2.481 479 Đất chưa sử dụng ha 677,08 667 10 Các loại đất khác ha 1.012,05 910 102
Trong tổng diện tích đất 42.773,27 ha hiện nay (sau chia tách), đất đã sử dụng là 42.106 ha (chiếm 98,44% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất nông nghiệp 13.654 ha (chiếm 31,9% diện tích tự nhiên, giảm 1.565 ha so với năm 2016); đất lâm nghiệp là 23.89 ha(chiếm 55,85% diện tích tự nhiên, giảm 314 ha so với năm 2016), đất chuyên dùng 2.481 ha (chiếm 5,8% diện tích tự nhiên, giảm 419 ha so với năm 2016); đất chưa sử dụng là 667 ha (chiếm 1,56% diện tích tự nhiên). So sánh tài nguyên đất với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2017 có thể thấy tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng là khá cao tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh là 98,6% diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh tế; đất chưa sử dụng chiếm 1,36%).
* Tài nguyên rừng
Năm 2016 tổng diện tích rừng của huyện là 23.819,88 ha, năm 2017 (sau khi chia tách địa giới hành chính) diện tích rừng của huyện giảm 427,02 ha còn 23.464,86 ha. Lượng mùn trong đất, độ ẩm, tầng dày của đất và cấu tạo của đất rất thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Thảm thực vật huyện Đồng Hỷ khá phong phú và đa dạng về chủng loại… Trong những năm qua diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, tuy nhiên do trước đây, rừng bị chặt phá, khai thác tùy tiện nên rừng Đồng Hỷ phần lớn là rừng nghèo, trữ lượng lâm sản thấp. Trước mắt, cần làm tốt công tác trồng rừng, giữ rừng sẽ làm tăng nhanh trữ lượng gỗ góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện, về lâu dài, đây sẽ là ngành kinh tế có vị trí lớn trong kinh tế của huyện. Hiệu quả kinh tế rừng được nâng cao nhờ đầu tư phát triển hạ tầng và thâm canh giống mới. Diện tích trồng rừng hàng năm đạt cao so với kế hoạch (bình quân trên 1.000 ha/năm). Hiện nay huyện đang triển khai thực hiện Đề án trồng cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao thu nhập cho người dân.
* Tài nguyên khoáng sản
Đồng Hỷ có một số khoáng sản nổi bật như:
- Quặng sắt tập trung chủ yếu ở Trại Cau và các điểm quặng nhỏ khác nằm rải rác ở các xã: Mỏ sắt Đại Khai - xã Minh Lập, Mỏ sắt Tương Lai - xã Hoá Trung, Ngàn Me – Tân Lợi, Mỏ sắt Chỏm Vung Tây, San Chi Cóc và mỏ sắc Bồ Cu - xã Cây Thị, Linh Nham – Khe Mo…
- Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Huyện, trữ lượng nhỏ và hiện đang được khai thác bằng công nghệ thủ công.
- Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới (xã Tân Long) trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn. Quặng Antimon: tập trung ở xã Văn Lăng, thủy ngân ở Tân Lập, vàng ở Trại Cau. - Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi... trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-65,9%; Al2O3 khoảng 7- 8%... Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét, cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng, đá ốp lát, đá vôi xi măng, Dolomit. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo lợi thế cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....
*. Tài nguyên du lịch
Đồng Hỷ có tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch tâm linh: Đền Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau; đền Long Giàn (xã Khe Mo); đền Hích xã Hòa Bình, Đình Văn Hán, Đình Thịnh Đức (xã Văn Hán), đình Bảo Nang (xã Tân Lợi), di tích lịch sử kháng chiến Đèo Khế (xã Khe Mo), Hang Chùa - Suối Tiên (xã Văn Lăng)…
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GTSX có sự khác biệt lớn giữa ba ngành kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy có sự bứt phá mạnh mẽ về tăng trưởng của các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp - xây dựng so với ngành nông nghiệp.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khối ngành
Trong giai đoạn nghiên cứu cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ có sự thay đổi về cả chất và lượng. Về lượng, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng GTSX tăng từ 47,25% năm 2012 lên 50,63% năm 2016. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 26,92% năm 2012 lên 29,49% năm 2016. Tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ 25,83% (2012) xuống
19,88% (2016). Về chất, cơ cấu GTSX của huyện sau 4 năm đã cho thấy bước chuyển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp từ 74,17% năm 2012 lên 80,12% năm 2016. Năm 2017 sau khi chia tách địa giới hành chính, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng là 52,97%, ngành dịch vụ là 22,52% và nông nghiệp là 24,5%.
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GTSX)
Đơn vị: % TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2016 Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên Quy hoạch 2012
1 Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông, lâm, ngư nghiệp 25,83 16,16 19,88 2,98 15,8 - Công nghiệp và xây dựng 47,25 59,17 50,63 92,28 50,5
- Dịch vụ 26,92 24,67 29,49 4,74 33,7
2 Phân theo khu vực NN và phi
NN 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông nghiệp 25,83 21,86 19,88 16,38 15,80 - Phi nông nghiệp 74,17 78,14 80,12 83,62 84,20
3 Phân theo khu vực SX và dịch vụ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Sản xuất 73,08 58,23 70,51 65,77 66,30
- Dịch vụ 26,92 41,77 29,49 34,23 33,70
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các ngành theo GTSX trong nền kinh tế năm 2012 và 2016
Đơn vị: %
- Chuyển dịch cơ cấu theo khu vực nông nghiệp - phi nông nghiệp
Quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp của huyện đã từng bước có sự chuyển dịch, tuy nhiên mức độ còn chậm. Nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng, nhưng tỷ lệ tương đối trong cơ cấu kinh tế (theo giá trị gia tăng) đã giảm dần; tương ứng là khu vực phi nông nghiệp tăng lên. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ 25,83% năm 2012 còn xuống 19,88% năm 2016 (tỉnh Thái Nguyên, 2012: 16,16% giảm xuống 2,98% năm 2016); khu vực phi nông nghiệp tăng tỷ trọng từ 74,17% năm 2012 lên 80,12% năm 2016.
- Chuyển dịch cơ cấu theo khu vực sản xuất - khu vực dịch vụ
Tỷ trọng giá trị của khu vực sản xuất có xu hướng giảm từ 73,08% năm 2012 xuống còn 70,51% năm 2016, tương ứng với tỷ trọng của khu vực phi sản xuất tăng từ 26,92% năm 2012 lên 29,49% vào năm 2016.
Bảng 2.3: So sánh giữa mục tiêu QH 2012 và hiện trạng huyện Đồng Hỷ STT Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu Hiện trạng Đánh giá (% so với mục tiêu)
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo GTGT) % 14 11,66 83,29
- CN - XD % 18 17,19 95,50
- Dịch vụ % 12 9,37 78,08
- Nông, lâm nghiệp % 4 5,18 129,50
2 Cơ cấu kinh tế
- CN - XD % 54 48,08 89,04
- Dịch vụ % 34 29,79 87,62
- Nông, lâm nghiệp % 16 22,13 138,31
3 Thu nhập bình quân đầu người đến
năm 2015 triệu đồng 45 36,2 80,44
4 Tỷ lệ giảm sinh 2011-2015 0% 15 15,8 105,33 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,1 1,357 123,36 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới % <10% 17,80% 17,80 2011-2015 tạo việc làm mới người/năm 1800 2000 111,11 2015: xã đạt tiêu chí nông thôn mới xã 3 3 100
STT Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu Hiện trạng Đánh giá (% so với mục tiêu)
Trường học đạt chuẩn quốc gia % 80 84,9 106,00 Tre em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi % 15 13,5 111,1
Trạm y tế có bác sỹ % 100 100 100,00
Số xã có trên 2 bác sỹ >30% 0 0
Hộ gia đình văn hóa % 85 89,6 105,41
làng xóm đạt danh hiệu văn hóa % 55 75,6 137,45 Số cơ quan đạt danh hiệu văn hóa % 95 96,03 101,08
* Thu, chi ngân sách
- Thu ngân sách
Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn: đầu tư công giảm, thời tiết