.5 Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 62 - 70)

Tổng số

Theo ngành 27.097 100%

Nông - lâm nghiệp 22.816 84,20

Công nghiệp - xây dựng 461 1,70

Thương mại - dịch vụ 3.821 14,10

(Nguồn: BC của Huyện)

2.21

57.34 24.67

8.33

7.22 0.15 0.08

Kinh Thái Mông

Lào Kơ mú Mường

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song phân bố không đều, chất lượng nguồn lao động còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động chiếm 17,2%. Số lao động qua đào tạo nghề năm đạt 1150 người, số lao động được giải quyết việc làm trong năm đạt 1.251 người, tỷ lệ lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 24,5%.

Hình 2.4 Biểu đồ lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Chương trình giải quyết việc làm của huyện đã được triển khai rộng khắp và mang lại hiệu quả cao, số người có việc làm hàng năm tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đáng kể, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn ngày một nâng cao, cơ cấu lao động và chất lượng lao động bước đầu chuyển đổi theo hướng tích cực. Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhất là nhu cầu lao động cho các ngành cơng nghiệp - xây dựng thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư.

Có kế hoạch tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện; hướng dẫn việc thực hiện quản lý, sử dụng lao động; chấp hành các chế độ bảo hiểm theo quy định; tiếp tục hướng dẫn việc thực hiện quản lý, sử dụng lao động; chấp hành các chế độ bảo hiểm theo quy định; thực hiện các quy trình về an tồn, vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ năm 2018 đối với các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh ngành nghề có điều kiện trên địa bàn huyện.

2.6.3 Thu nhập

84.2 1.7

14.1

Nông - lâm nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ

Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,8 triệu đồng/người/năm. Mức sinh hoạt đời sống của nhân dân trong huyện Sốp Cộp ngày càng được nâng cao và cải thiện, nhất là ở những xã vùng thấp. Một số xã ở xa trung tâm huyện (Mường Lèo, Sam kha, Mường Lạn đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn do sản xuất chậm phát triển, mức thu nhập thấp). Hiện nay trên địa bàn huyện có 22 hợp tác xã đang hoạt động (thành lập mới 7 hợp tác xã) với tổng số là 158 xã viên, các HTX đều có quy mơ nhỏ hoạt động chủ yếu cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, kinh doanh phân bón, thu nhập bình qn của xã viên không cao, khoảng trên 4 triệu đồng/ 01tháng/ 01 xã viên nên khó thu hút thêm xã viên vào HTX.

2.6.4 Giáo đục - đào tạo

Quy mô mạng lưới trường lớp học được mở rộng và phát triển ở tất cả các cấp học. Tồn huyện hiện có 21 đơn vị trường học (tính đến 11/2018), giảm 13 đơn vị trường so với năm 2016; Do thực hiện đề án sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017; (1 trường THPT, 1 trường PTDT Nội

trú THCS và THPT, có 2 trường THCS, 7 trường Tiểu học và THCS, 2 trường Tiểu học, 8 trường Mầm non); số trường đạt tiêu chuẩn quốc gia 02 trường (trường THCS Púng Bánh và trường Mầm non Hoa Phượng đỏ Sốp Cộp).

Quy mơ, chất lượng giáo dục đã có bước phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng: trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 97% tăng 20% so với năm 2016; trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt luôn đạt trên 98%. Tỷ lệ chuyển cấp ở bậc Tiểu học và THCS trên 95%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 76%. Hội Khuyến học được thành lập từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Duy trì tốt sĩ số học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh xã hội hoá việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục; tiếp tục phát triển mạng lưới trường học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cho hệ thống trường học, ưu tiên vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học; củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ, duy tri 100% xã đạt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và

công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xây dựng xã hội học tập, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị trường học.

2.6.5 Về lĩnh vực y tế

Bệnh viện huyện và các trạm xá được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 100% xã, TT có bác sĩ, 100% thơn bản có nhân viên y tế và đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em được quan tâm; tỷ lệ trẻ được tiêm, uống đầy đủ 7 loại văc-xin hàng năm đạt trên 96%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 25% năm 2015 xuống còn 18% năm 2018. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên ở mức 1,2%.

Thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm, phịng chơng ngộ độc thực phâm và các bệnh truyền qua thực phẩm; Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và ý thức phòng ngừa dịch bệnh, triển khai thực hiện có hiệu các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi, tuổi thọ bình quân đạt 62 tuổi; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, từng bước thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Mơt số chi tiêu phấn đấu: Duy trì 8 trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động, trong đó có 6 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.

2.6.6 Xóa đói giảm nghèo

Trải qua 15 năm xây dựng mà bộ mặt kinh tế, xã hội Sốp Cộp hôm nay đã đổi thay khác xa khi mới thành lập. Cơng tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những mốc lịch sử đầy ấn tượng trên bản đồ kinh tế, xã hội của huyện.

Huyện tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm theo phương thức hàng hóa, triển khai có hiệu quả các chương trình chính sách xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, đầu tư cơ sở hạ tầng, thành lập Hợp tác xã tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nơng thơn. Từ đó hộ nghèo qua các năm giảm dần từ 55% (năm 2015) xuống còn 43% năm 2018.

Xây dựng báo cảo tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo nội dung Công văn 1320-CV/HU ngày 12.01.2018 của Huyện uỷ sốp Cộp; xây dựng báo cáo tình hình đói dịp Têt ngun đán Mậu Tuất và đói giáp hạt năm 2018; chỉ đạo UBND các xã tiếp tục rà sốt tình hình đời sống nhân dân trong năm 2018. Ban hành Quyết định hỗ trợ cứu đói dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất và đói giáp hạt năm 2018 trị giá trên 500 triệu đồng.

Trích quỹ tặng 260 xuất quà cho các đối tượng bảo trợ tại các xã, nằm lưu trú tại bệnh viện, trại tam giam sổ tiền 72 triệu đồng; UBMT tổ quốc tỉnh, huyện, Hội Chừ thập đị huyện trích quỹ tặng 387 xuất quà, trị giá 116,1 triệu đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Tại các xã các đơn vị từ trung ương, tỉnh đến thăm tặng trên 700 xuất quà trị giá trên 300 triệu đồng.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã làm cho tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể trong thời gian qua nhưng tình trạng nghèo nói chung cịn rất đa dạng: tình trạng thiếu ăn hàng năm từ một đến ba tháng chủ yếu ở đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, xa. Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vùng các xã ĐBKK, các xã 135.

Nguyên nhân dẫn đến nghèo ở huyện Sốp Cộp: do nguồn lực đầu tư hạn chế, thiếu hoặc khơng đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, chính sách trong giáo dục, y tế, định canh định cư,… Bên cạnh đó nghèo cịn do người dân còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu lao động, thiếu đất canh tác, đông con, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước.

Đa số người dân ở Sốp Cộp trong đó chủ yếu là người nghèo sinh sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, các nguồn lực dành cho tăng trưởng hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội vốn đã rất khó khăn đó là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đó là các vùng thường tách biệt với các vùng khác, có tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn, họ thường sống ở những nới có điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém, họ thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và thảm họa mơi trường: chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc không đúng nơi quy định, du

canh du cư... Đa số những người nghèo ở đây chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ động - thực vật; các dịch vụ vệ sinh, nước sạch, điện… Để thực hiện được mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững Sốp Cộp cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác trồng và bảo vệ rừng, cải thiện chất lượng môi trường sống ở cả khu vực nông thôn và đô thị, sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2.7 Đánh giá cơng tác thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội huyện Sốp Cộp

2.7.1 Những kết quả đạt được

Thực hiện Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014, các Nghị định của Chính phủ và các hướng dần của Bộ, UBND tỉnh, Sở, Ngành, 9 tháng năm 2018 huyện đã nghiêm túc thực hiện phân bổ, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tuân thủ theo quy định: tập trung bố trí vốn thanh tốn nợ khối lượng hồn thành của các cơng trình hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng, cơng trình chuyển tiếp. Bố trí một phần vốn khôi công mới cho những dự án thuộc các lĩnh vực trọng điểm, cần thiết, cấp bách đã có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định, đảm bảo bố trí tối thiểu 35% cho dự án nhóm C.

Tiếp tục đơn đốc triển khai các thủ tục đầu tư đổi với các dự án khởi công mới năm 2018. Tổng số vốn được giao năm 2018 là 156.728 triệu đồng, đà giải ngân, thanh toán là 121.250 triệu đồng, đạt 77,36% kế hoạch vốn giao, ước thực hiện cả năm là 155.875 triệu đồng đạt 99,46% kể hoạch vốn giao (Số vốn không giải ngân được là 853 triệu đồng dã được UBND huyện lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh thu hồi về ngân sách tỉnh). Tổng số vốn được giao là 95.114 triệu đồng; đã giải ngân được 58.517 triệu đồng đạt 61,52% kế hoạch, số vốn còn lại chưa giải ngân là 36.597 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 95.114 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao. Trong đó:

Nguồn bồ sung cân đối ngân sách cấp tỉnh (ủy quyền huyện phân bổ) được giao là 4.000 triệu đồng, giải ngân được 4.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Vốn bồ sung cân đối được phân cấp là 10.701 triệu đồng, giải ngân được 8.651 triệu đồng, đạt 80,84% kế hoạch, số vốn còn lại chưa giải ngân là 2.050 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 10.701 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Vốn đầu tư từ nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất năm 2017 là 11.000 triệu đồng, đã giải ngân 8.861 triệu đồng, đạt 80,56% kế hoạch, số vốn còn lại chưa giải ngân là 2.139 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 11.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Vốn tạm ứng từ nguồn tăng thu tiền cấp quyền sử dụng đất năm 2017 là 6.000 triệu đồng, đã giải ngân 5.936 triệu đồng, đạt 98,95% kế hoạch, sổ vốn còn lại chưa giải ngân là 63 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 6.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Vốn Sự nghiệp kinh tế hỗ trợ đô thị, đầu tư các dự án trọng điểm huyện Sốp Cộp năm 2017 là 15.000 triệu đồng, đã giải ngân được 9.586 triệu đồng, đạt 63,91% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại là 5.414 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 15.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Vốn hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 2.500 triệu đồng, đã giải ngân được 1.950 triệu đồng, đạt 78% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại là 550 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 2.500 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Vốn chươmg trình mục tiêu quốc gia: Tồng số vốn các chương trình mục tiêu quốc gia là 45.913 triệu đồng, đã giải ngân được 19.532 triệu đồng đạt 42,54% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 26.381 triệu đồng, dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 45.913 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

* Vốn ngân sách tỉnh

Tổng số vốn ngân sách tỉnh là 153.370 triệu đồng, đã giải ngân được 72.135 triệu đồng đạt 46,13% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 84.235 triệu đồng, dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 153.370 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao [14]. Trong dó:

- Nguồn bổ sung cân đối ngân sách tỉnh là 12.000 triệu đồng, đã giải ngân được 10.268 triệu đồng đạt 85,57% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 1.732 triệu đồng, dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 12.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Sốp Cộp là 28.870 triệu đồng, đã giải ngân được 17.989 triệu đồng đạt 62,31% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 10.881 triệu đồng, dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 28.870 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Nguồn sổ xố kiến thiết là 1.500 triệu đồng, đã giải ngân được 1.500 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững là 1.000 triệu đồng, đã giải ngân được 603 triệu đồng đạt 60,33% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 397 triệu đồng, dự kiến đên 31/12/2017 giải ngân được 1.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Vốn tín dụng thực hiện kiên cố hóa kênh mương, đường giao thơng là 110.000 triệu đồng, đã giải ngân được 38.984 triệu đồng đạt 35,44% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 71.016 triệu đồng, dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 110.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Nguồn dự phòng ngân sách tinh là 3.000 triệu đồng, đã giải ngân được 2.791 triệu đồng đạt 93,02% kế hoạch vốn giao, số vốn còn lại chưa giải ngân là 209 triệu đồng, dự kiến đến 31/12/2017 giải ngân được 3.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn giao. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân thanh toán các nguồn vốn, thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban liên quan rà sốt tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án có khả năng sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)