Cơ chế phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 25 - 26)

Cơ chế (mechanism) được định nghĩa là “một phương pháp hay quá trình nhằm hoàn thành công việc ở trong một hệ thống hoặc tổ chức.”

Cơ chế kinh tế là sự diễn biến nội tại của hệ thống kinh tế trong quá trình phát triển, trong đó có sự tương tác giữa các bộ phận, các mặt cấu thành nền kinh tế trong quá trình vận động của mọi mặt, mỗi bộ phận đó, tạo nên sự vận động của cả hệ thống kinh tế.

Cơ chế quản lý kinh tế: Theo nghĩa hẹp cơ chế quản lý kinh tế là sự tương tác giữa các phương thức, biện pháp quản lý kinh tế khi chúng đồng thời tác động lên đối tượng quản lý. Theo nghĩa rộng: cơ chế quản lý kinh tế c ng có thể được hiểu đồng nghĩa với phương thức quản lý và qua đó nhà nước tác động vào nền kinh tế .

Nhận thức tốt về cơ chế quản lý có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý, khi nhận thức rõ cơ chế kinh tế, thì giúp cho các nhà quản lý xác định được phương hướng tác động và nền kinh tế.

Sự vận động mà toàn bộ nền kinh tế là sự vận động tổng hợp của nhiều bộ phận, trong đó chủ yếu là vận động của chính các doanh nhân, các bộ phận ấy vận động theo nhiều động lực khác nhau, đồng thời mỗi bộ phận đó c ng là động lực cho sự vận động khác, sự tương tác giữa các bộ phận này và bộ phận khác tạo nên một trạng thái vận động hỗn hợp cả hệ thống kinh tế mà gọi đó là cơ chế thị trường.

Các chủ thể chịu sự tác động của thị trường thực chất là chịu sự tác động của các chủ thể khác, các chủ thể tác động lên nhau qua 3 phần ứng sau: tăng giảm giá cả, tăng giảm cung, cầu đến tất cả các tác động trên của các chủ thể kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)