Thực trạng về thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 55 - 59)

2.5 Thực trạng về phát triển kinh tế

2.5.2 Thực trạng về thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế

Trồng trọt: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến vào sản

xuất nơng nghiệp; áp dụng cơ giới hố vào sản xuất, xây dựng các mơ hình có sự hỗ trợ của nhà nước c ng như các mơ hình khuyến nơng tự nguyện, đặc biệt là mơ hình thâm canh lúa cao sản, SRI song song với lúa địa phương chất lượng cao.

+ Sản xuất lương thực: Thực hiện bước đột phá về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng năng suất, nâng cao chất lượng, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước như trợ giá, trợ cước giống lúa, ngơ, phân bón, hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư thâm canh, sản xuất nông nghiệp tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Bình quân lương thực trên người đạt 479 kg. Diện tích gieo trồng hàng năm được mở rộng khơng ngừng, hiện có 6.252 ha, tăng 13ha lần so với năm 2016 (6.239ha). sản lượng lương thực có hạt đạt 19.636 tấn, tăng 0,9% so với năm 2016.

Cây lúa: diện tích lúa Chiêm xuân 825,6 ha, tăng 0,9% so kế hoạch, năng suất đạt 57 tạ/ha; diện tích lúa mùa: 1.203 ha, đạt 100% so kế hoạch năng suất đạt 50,12 tạ/ha; diện tích lúa nương: 2.590 ha, đạt 100% so kế hoạch, năng suất đạt 14 tạ/ha;

Cây ngơ: diện tích ngơ: 1.633/1.800 ha, bằng 90,7% so kế hoạch; năng suất bình quân đạt 28,8 tạ/ha, sản lượng 4703 tấn. Các vùng trồng ngô chủ yếu ở tất cả các xã trong huyện.

Cây sắn: diện tích sắn: 3.230/3.000 ha, tăng 7,7% so kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ;

Tổ chức thành công Lễ công bố Nhãn hiệu chứng nhận “Nép Tan Mường Và “Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan huyện Sốp Cộp năm 2018; đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, tưới chủ động.

+ Cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu các loại: Tiếp tục phát triển ổn định, đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Trong nhóm cây cơng nghiệp dài ngày quan trọng nhất là cà phê; thuộc nhóm cây ăn quả là nhãn, xoài... Đây là những loại cây trồng chủ yếu và đem lại những nguồn thu lớn cho người dân.

Cây ăn quả: tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện là 954,8 ha, diện tích trồng

mới là 234,8 ha, sản lượng quả các loại đạt 1.181 tấn; triển khai ghép mắt cây nhãn, xoài tại 1.300 hộ, với 11.431 cây đã ghép. Vùng cây ăn quả (tập trung tại các xã Mường Và, Nậm Lạnh, Mường Lạn), mơ hình cây ăn quả trên đất dốc, triển khai dự án xây dựng vườn ươm giống cây lưu vườn chất lượng cao, đốn tỉa cành và tiến hành ghép mát cho cây ăn quả (nhãn xoài đủ điều kiện ghép).

Cây cà phê: diện tích cây cà phê đạt 320 ha, diện tích kinh doanh 99 ha, sản lượng ước

đạt 200 tấn cà phê nhân; vùng cây công nghiệp (cà phê tập trung tại các xã Dồm Cang) c ng như các sản phẩm nơng nghiệp chủ lực của huyện, từ đó đầu tư xây dựng các mơ hình, hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư để nâng cao năng suất, hạ giá thành cho sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông.

Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu huyện năm 2015, 2018 Loại cây Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2015 2018 2015 2018 2015 2018 Cà phê 304 320 20 26,3 6080 8416

Cây ăn quả 392 954,8 18 20 7056 19096

Rau đậu các loại 798 798 58,9 59,3 1700,2 5870,3 Bên cạnh những cây trồng chủ yếu trên huyện còn đưa một số cây hàng hóa vào sản xuất như rau trái vụ, hoa tươi, măng bát độ, cây mây nếp, đã mở ra một triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả của huyện là một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chưa mang lại hiệu quả cao, chất lượng giống, kĩ thuật chăm sóc chưa phát triển. Tỷ trọng giá trị nhóm cây cơng nghiệp, cây ăn quả và rau đậu tăng nhanh nhưng vẫn thấp trong ngành trồng trọt. Nguồn tiêu thụ các mặt hàng còn bấp bênh, giá cả không ổn định, đa phần bị các thương lái ép giá, đặc biệt là các mặt hàng cây ăn quả.

* Chăn ni thú y: Với lợi thế diện tích đất tự nhiên rộng, nhiều bãi cỏ, rất thuận lợi

triển đại gia súc, tập trung tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang sản xuất hàng hóa, chăn ni tập trung nuôi nhốt, xây dựng chuồng trại, xây dựng các mơ hình chăn ni tự nguyện, khuyến khích nhân dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ voi, cỏ chít làm thức ăn cho gia súc; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn ni, phịng chống dịch bệnh, phịng chống đói rét, chủ động nhân giống chất lượng cao...

Bảng 2.4 Tình hình chăn ni của huyện Sốp Cộp

(Đơn vị tính: con) Lồi gia súc 2015 2018 Tăng giảm KH TH % KH TH % Đàn Trâu 12.500 12.000 96,0 10.400 10.290 98,9 2,9 Đàn Bò 9.850 9.100 92,4 13.010 13.150 101,1 8,7 Đàn Ngựa 650 650 100,0 430 440 102,3 2,3 Đàn Dê 2.986 2.500 83,7 3.400 3.030 89,1 5,4 Đàn Lợn 15.980 14.200 88,9 21.100 20.734 98,3 9,4 Gia Cầm 121.929 121.929 100,0 219.400 219.267 99,9 -0,1 Ong 2.068 2.068 100,0 1.308 1.298 99,2 -0,8

(Nguồn: Phòng thống kê huyện)

Đàn trâu, đàn bò, đàn ngựa, đàn Dê, đàn lợn tăng so với năm 2015, đàn gia cầm 219.267 con, bằng 99,9% so với cùng kỳ năm 2017 (giảm 0,1%); Ong 1.298 tổ; bằng 99,2% so với năm 2015 (giảm 0,8%)

Sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 2.237 tấn, bằng 102,2% so với cùng kỳ năm 2015 (tăng 2,2 %); Triển khai cơng tác tiệm phịng các loại vắc xin được 228.245 liều, trong đó: Chương trình 30a 52.745 liêu, cụ thể: (Vắc xin LMLM 23.375 liều; vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò 23.370 liều; dịch tả lợn 6.000 liều); Chương trình Nghị quyết 89/NQ-HĐND tỉnh 175.500 liều, cụ thể: (vắc xin phòng Dại 5.500 liều; vắc xin ưng khí thán trâu, hị 20.000 liều; vắc xin Niu cát xom gà 150.000 liều). Triển khai

phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn 8/8 xã được 1.200.000 m2

với 600 lít. Trong năm 2018 khơng có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn huyện.

Kiểm soát giết mổ 4.186 con gia súc trên địa bàn huyện, trong đó: 3.808 con lợn, dê; 378 con trâu, bò đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn dịch bệnh khi bán ra thị trường.

* Lâm nghiệp: Triển khai trồng rừng năm 2018 được 190 ha rừng sản xuất tại xã

Dồm Cang, Púng Bánh; Chỉ đạo Cộng đồng bản Huổi Cốp triển khai trồng khắc phục rừng trồng tại bản Huổi Cốp xã Púng Bánh. Tính đến tháng 9/2018 được 90.945 cây các loại; khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ 72.324 ha rừng hiện cịn; Hỗ trợ giống cây ăn quả cho 42 bản vùng đệm khu rừng đặc dụng Sốp Cộp năm 2018 và hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sau khi trồng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 ước đạt: 49%; đã lập biên bàn và xử lý vi phạm đối với 24 vụ vi phạm, tổng thu nộp ngân sách Nhà nước 291.488.000 đồng.

Trong đó: Phá rừng trái pháp luật: 08 vụ, 5 đối tượng, diện tích bị thiệt hại 20.471 m2; mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật: 9 vụ, 8 đồi tượng, tang vật vi phạm hành chinh tịch thu 2,062 m3 gổ trịn nhóm IV, nhóm V, gỗ thường, gổ xẻ nhóm Ila; 1.229 kg lâm sản ngoài gổ (cù đãng sâm); 298 kg gồ có hình thù phức tạp. Thiêu thú tục hành chinh trong vận chuyên lâm sàn: 01 vụ, 01 đối tượng, cất giữ, chế biến lâm sản trái pháp luật: 06 vụ, 03 đối tượng, tang vật vi phạm hành chính thu giữ 8,657 m3 gỗ thông thường các loại; 1.510 kg lâm sản ngoài gỗ.

Bảo vệ thực vật: Điều tra phát hiện, theo dõi tình hình diễn biến của châu chấu tre tại xã Mường Lèo, Sam Kha, Mường Lạn được 90 lượt. Kết quả điều tra phát hiện được 367,1 ha nhiễm sinh vật gây hại (trong đỏ: trên cây cà phê 25 ha; trên cây lúa 262,1 ha; châu chấu tre lưng vàng 80 ha). Tổ chức phun phòng trừ trong 9 tháng năm 2018 được là 269,7 ha (trong đó: cây lúa 234,7 ha, cây cà phê 22 ha, châu chấu tre 23 ha).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)