lâm nghiệp bằng những mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn, trồng rừng thâm canh cây luồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh Lường Văn Bảy, ở thôn Bản Cảm, xã Cổ Linh (Pác Nặm) đã mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ mô hình chăn nuôi, mỗi năm anh thu về khoảng 100 triệu đồng, nhiều năm liền gia đình vinh dự được công nhận là “hộ sản xuất kinh doanh giỏi” trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Pác Nặm.
Huyện Sốp Cộp phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La. Nhờ triển khai có hiệu quả nhiều mô hình kinh tế mới, nhiều cách làm hay, đời sống đồng bào trong huyện đã có những đổi thay đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm đều hàng năm...
Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn ở huyện Điện Biên. Phát huy những kết quả đó không chỉ giúp người dân có thể phát triển kinh tế hộ bằng nội lực của gia đình cộng với sự hỗ trợ khoa học - kỹ thuật của Nhà nước để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là cơ sở đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thiết thực củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc.
Phát triển kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế, xã hội c ng như trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới của địa phương, những năm qua, huyện Hữu L ng (Lạng Sơn) đã có nhiều giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm hỗ trợ, khuyến khích các Tổ hợp tác, Hợp tác xã phát triển bền vững, đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên và nhiều người dân trên địa bàn….
Mai Sơn (Sơm La) có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và giữ vị trí phòng thủ trọng yếu trong khu vực phòng thủ chung của tỉnh và Quân khu II. Xác định rõ điều đó, những năm qua, Đảng bộ huyện Mai Sơn đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh trong việc quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế, xã hội gắn với xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc.
Trên cơ sở đó, huyện tiến hành quy hoạch lại khu dân cư, các vùng kinh tế động lực, khu công nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó, tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Sông Mã tập trung chỉ đạo triển khai sản xuất theo hướng hàng hóa, nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng mới, thâm canh nhãn, xoài, chanh leo, trồng cây dược liệu...; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý khai thác khoáng sản theo đúng quy hoạch và quyết định được phê duyệt; xây dựng kế hoạch xuất khẩu nông sản chủ lực, tăng cường xúc tiến thương mại; tổ chức các biện pháp quản lý và khai thác tốt các nguồn thu; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm biên chế gắn với cải cách công vụ, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nh ng, lãng phí...