Những cơ hội và thách thức đối với công tác phát triển kinh tế xã hội huyện Sốp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 77 - 80)

Là một huyện biên giới vùng cao, giáp với nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, có vị trí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, với diện tích tự nhiên 147.342 ha, gồm 8 xã, 9.725 hộ, 45.917 người có 6 dân tộc anh em.

Cuối năm 2003 Sốp Cộp được tách ra từ 8 xã xa nhất, nghèo nhất của huyện Sông Mã để thành lập một huyện mới, khó khăn lớn nhất lúc đó là cả 8 xã đều nằm trong diện xã đặc biệt khó khăn. Tồn huyện chưa có điện lưới quốc gia. Đường ô tô từ tỉnh đến trung tâm huyện chưa được nâng cấp, nên còn lắm gian nan, đường từ huyện đến xã không đi lại được 4 mùa, cả huyện khơng có chợ, những cơng trình thiết yếu như đường, nước, trường, trạm, thơng tin cịn ở mức độ rất thấp. Có thể nói lúc đó khó khăn nhiều hơn thuận lợi, ngồi xe từ Sông Mã vào Sốp Cộp qua tuyến đường còn đang cày xới ngổn ngang với dốc cao, vực thẳm, người ngồi trên xe phải nín thở khi qua các đèo "Khe xanh" nơi voi thường ra đào đất ăn muối khống. Trong khung cảnh ấy một tin vui được đón nhận chủ trương của Đảng Nhà nước cho thành lập một huyện mới, đặt trung tâm huyện ngay ở xã Sốp Cộp. Chủ trương đó thật hợp với lịng dân, tồn dân trong huyện hồ hởi, phấn khởi như đón một mốc lịch sử hơn 100 năm nay mới có. Mặc dù phải vượt qua bộn bề khó khăn, thách thức. Song tồn Đảng bộ và nhân dân Sốp Cộp bừng lên một khí thế mới đón chào huyện mới, cùng hợp sức, đồng lịng đứng lên xóa đi nghèo đói, dựng xây quê hương để "bằng bạn, bằng người".

Đến nay mới trải qua 16 năm xây dựng mà bộ mặt kinh tế, xã hội Sốp Cộp hôm nay đã đổi thay khác xa khi mới thành lập.

Trong thời kì đổi mới, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển KTXH, đạt được nhiều thành tựu khá quan trọng và tương đối tồn diện, nhưng do khó khăn vốn có của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, xuất phát điểm còn thấp nên huyện Sốp Cộp vẫn là một huyện nghèo.

Về kinh tế: Cùng với xu hướng phát triển chung của vùng Tây Bắc, những năm gần đây nền kinh tế của huyện Sốp Cộp c ng có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá, bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt 8,58%, năm 2018 đạt 11,85%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ suất

hàng hóa ngày càng lớn, một số sản phẩm đã nâng dần sức cạnh tranh và có thị phần khá hơn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Hạ tầng KTXH được xây dựng khá hoàn thiện. Các ngành sản xuất đều có bước phát triển mới, giá trị sản xuất ngày càng tăng. Thu ngân sách và huy động vốn đầu tư phát triển tăng, kể cả đầu tư từ ngân sách Nhà nước và của các thành phần kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng và đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Từ 1,7 triệu đồng, lên 4,8 triệu đồng năm 2018.

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, thiếu sự đột phá, phát triển không đồng đều giữa các vùng, các lĩnh vực, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện Sốp Cộp. Sản xuất hàng hố nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Hoạt động thương mại và du lịch đã bước đầu phát triển nhưng công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư cịn chậm, cơng tác quảng bá hình ảnh của huyện Sốp Cộp tới du khách trong nước và có nhiều hạn chế.

- Về vấn đề dân cư, xã hội: mặc dù là huyện có diện tích rộng lớn nhưng dân số khơng đơng. Đại bộ phận dân cư là đồng bào các dân tộc ít người Kinh, Thái, Mơng, Lào, Khơ Mú, Mường, dân tộc khác. Huyện Sốp Cộp thuộc diện huyện biên giới khó khăn, kém phát triển. Hầu hết các xã, thôn bản dân tộc thiểu số đều thuộc diện ĐBKK. Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cịn nhiều hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo cao tồn huyện còn 3.070 hộ chiếm 31,5% số hộ của toàn huyện, theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2010-2015 và 679 hộ cận nghèo. Mặt khác, là một huyện biên giới nên vấn đề an ninh tại các xã, các huyện giáp biên có nhiều bức xúc như: truyền đạo trái phép, di dân tự do.

Để KTXH tiếp tục phát triển nhanh trong những năm tới cần tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tăng cường xố đói giảm nghèo. Phát huy mạnh mẽ nội lực, huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KTXH của huyện. Mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện sốp cộp tỉnh sơn la đến năm 2025 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)