1.4.1. Xây dựng công trình là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ
Mỗi đối tượng xây dựng là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây dựng các công trình và kết cấu không đồng nhất như: các loại sản phẩm công nghiệp. Từ đặc điểm này, kế toán xây dựng phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm xây dựng riêng biệt (từng công trình, hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây dựng nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu trên cùng một địa điểm nhất định. Nắm được đặc điểm này, kế toán dễ dàngxác định chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác hơn.
1.4.2. Đối tượng xây dựng thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài tương đối dài
Kỳ tính giá sản phẩm xây dựng không xác định hàng tháng như các loại hình DN khác, mà được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản trị kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh đúng đắn tình hình quản lý và thi công trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời tránh tình trạng căng thẳng vốn đầu tư cho nhà thầu.
1.4.3. Xây dựng công trình thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yêu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây dựng mang tính thời vụ các yêu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây dựng mang tính thời vụ
Các yếu tố môi trường thời tiết có ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công đồng thời nhàthầu còn phải chú ý đến các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời. Việc thi công diễn ra dài và thi công ngoài trời còn tạo nhiều nhân tố gây nên những khoản thiệt hại bất ngờ. Vì vậy kế toán phải chọn những phương pháp hợp lý để xác định những chi phí mang tính chất thời vụ và những thiệt hại một cách đúng đắn.
1.4.4. Xây dựng công trình được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây dựng mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành vật chất khác
Trong quá trình thi công nhà thầu phải thường xuyên thay đổi địa điểm, do đó sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết như chi phí điều động công nhân, máy thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng… Kế toán phải ghi nhận các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý.
1.4.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ xây dựng
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệpxây dựng là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao rất nhiều. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng công trình xây dựng, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng công trình xây dựng, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạchậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng công trình xây dựngcủa doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
1.4.6. Nguyên vật liệu xây dựng và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ công trình xây dựng vụ công trình xây dựng
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp xây dựng. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của công trình do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tránh việc kéo dài thời gian xây dựng gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành nguyên vật liệu xây dựng có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của công trình xây dựng, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là tồnđọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không những đảm bảo cho quá trình thi công công trình của doanh nghiệp diễn ra đúng hạnmà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ năm 2014 đến nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh; các nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp để đưa các giải pháp nâng cao một cách hiệu quả, toàn diện giúp cho nhà quản trị có các quyết định đúng đắn trong chiến lược cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của mình.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Đoàn Thị Nhật Hồng (2014):“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà”. Luận
vănđã hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thi công xây lắp, tiếp cận cách đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống các chỉtiêu khái quát và chỉ tiêu chi tiết. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà trong những năm gần đây, qua đó chỉ ra một số kết quả đạt được và một số hạn chế của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằmđưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong thời gian tới.[13]
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Ngô Hữu Kiên (2013): “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Bắc Ninh” Phản ánh và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Bắc Ninh... Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Bắc Ninh trong những năm tới.[14]
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Vũ Văn Ánh (2014): “Hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn JOC Việt Nam”. Luận văn khẳng định được vai trò, tầm quantrọng đặc biệt của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp, đó là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì lợi ích của mình cũng như của nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh. Luận văn đã vận dụng các cơ sở lý luận, các kiến thức khoa học về hiệu quả kinh doanh để trình bày nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh của Côngty và từ đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhvà những kiến nghị với Nhà nước, với Công ty Cổ phần Tập đoàn JOC Việt Nam nhằmthực thi các giải pháp.[15]
Từ việc tìm hiểu trên cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào về nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách hiệu quả để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp hơn với khách hàng, tạo ra các ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, vấn đề mà luận văn nghiên cứu là nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, việc nghiên cứu mang tínhcấp thiết và không bị trùng lặp.
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã cung cấp những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, luận văn cũng đề cập đến những phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh như: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ và phương pháp liên hệ. Nhưng khi nói đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì phải xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các lý thuyết cơ bảnnày làm cơ sở để phân tích trong chương sau, từ đó đánh giá, xác định đúng thực trạng của doanh nghiệp để có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, luận văn cũng giới thiệu những đặc điểm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; một số nghiên cứu gần đây về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp trong nước, những phần này sẽ làm bài học kinh nghiệm có thể được áp dụng vào các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DUNG LINH
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh
2.1.1. Lịch sử phát triển
Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh trước năm 2013 là doanh nghiệp tư nhân, được ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn cho phép thành lập vào ngày 29/10/1992, trên cơ sở họp nhất 03 đơn vị, đó là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế dân dụng, Xí nghiệp thiết kế thủy lợi và Đội khảo sát thiết kế giao thông với tên gọi là Công ty Khảo sát thiết kế với các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu sau:
- Khảo sát địa hình, địa chất
- Lập các dự án thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi - Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 53 triệu đồng, do nhà nước cấp và 48 lao động được chuyển từ biên chế sang hợp đồng lao động dài hạn. Có một chi bộ Đảng gồm 06 đảng viên, một tổ chức Công đoàn cơ sở và một chi đoàn thanh niên. Trụ sở làm việc tại số nhà 45 đường 30/4 nay là 34 đường Trần Phú, với diện tích sử dụng là 118 m2. Cơ sở vật chất bao gồm 06 bàn vẽ, cán bộ khoa học kỹ thuật gồm 02 kiến trúc sư, 01 kỹ sư giao thông 01 kỹ sư xây dựng, 02 kỹ sư thủy lợi, 01 kỹ sư kinh tế và 04 cán bộ trung cấp, số còn lại là công nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ.
Trong quá trình hoạt động, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đến ngày 8/4/1995 được UBND tỉnh Lạng Sơn đổi tên thành Công ty Tư vấn Xây Dựng và được bổ sung thêm các ngành nghề như: Kinh doanh địa ốc; thi công xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu thương mại, khu du lịch; tư vấn, đấu thầu thiết kế và xây lắp các công trình xây dựng. Kết quả của sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của công ty trong quá trình hoạt động là những danh hiệu cao quý mà công ty đã đạt được: Huân chương lao động hạng ba (1998), tặng thưởng Cờ thi đua của chính phủ (1999 và 2014), Huân chương lao động hạng nhì (2002), 25 bằng
khen của thủ tướng chính phủ, 130 bằng khen của Bộ Xây Dựng, 360 bằng khen của UBND tỉnhLạng Sơn, ... được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2014.
Đến đầu năm 2014, công ty được cổ phần hóa theo Quyết Định số 28/QĐ - UB ngày 06/01/2014 của ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn, tên gọi là Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh.
Trụ sở công ty tọa tại Số 156, Đường Bến Bắc, Phường Tam Thanh, Thành Phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
Điện thoại: 025. 387 4303 – 025. 387 4686.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Số lao động của công ty hiện nay là 170 người, trong đó: -Trình độ kiến trúc sư và kỹ sư: 30 người.
-Trình độ đại học, cử nhân: 40 người. -Trình độ trung cấp: 65 người.
-Trình độkhác: 55 người.
Công ty gồm có 7 bộ phận trực tiếp sản xuất, các bộ phận gián tiếp sản xuất và các đơn vị thành viên.
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty (Hình 2.1) 2.1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận: - Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
- Ban Tổng Giám đốc
Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đặt ra. Điều hành Công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng.
Giải quyết công việc hàng ngày của Công ty.
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Phòng có chức năng tư vấn giúp lãnh đạo Công ty thống nhất quản lý các lĩnh vực công tác: kế hoạch, kỹ thuật, kinh tế, vật tư, thiết bị của cơ quan và tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ Công ty giao thuộc các lĩnh vực công tác trên.
Tham gia bộ máy quản lý của Công ty, đề xuất kế hoạch, các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác: kế hoạch, kỹ thuật, kinh tế, vật tư, thiết bị theo sự