Kết quả sử dụng chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng dung linh (Trang 52)

Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thì song song với việc phân tích tình hình biến động của doanh thu, chúng ta phải phân tích tình hình biến động của chi phí qua các năm và đánh giá sự biến động đó so với sự biến động của doanh thu.

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Dung Linh giai đoạn 2014-2016

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

2015/2014 2016/2015

CL % CL %

1 Doanh thu thuần 97,6 121,2 148,6 23,6 24,18 27,4 22,61 2 Tổng chi phí 57,4 103,7 130,9 46,3 80,66 27,2 26,23 3 Chi phí quản lý 7,597 10,787 10,537 3,19 41,99 -0,25 -2,36

4 Chi phí hoạt động tài

chính 0,601 0,420 2,29

-

0,181 -30,14 1,87 444,61

5 Chi phí khác 0,263 1,475 1,024 1,212 460,96 -

0,451 -30,58

Như đã diễn giải ở phần doanh thu, đến năm 2016 thì Công ty không hạch toán hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng nữa mà chuyển sang cho Công ty thành viên nên chi phí bán hàng trong Công ty chỉ phát sinh đến năm 2015. Do chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí và Công ty cũng không còn hạch toán nữa nên tác giả không phân tích nhiều về khoản mục chi phí này.

Tổng chi phí của Công ty năm 2015 ở mức 103,7 tỷ đồng, tăng 46,3 tỷ đồng (khoảng 80,66%) so với năm 2014. Đến năm 2016 thì tổng chi phí của Công ty tăng khá cao, ở mức 130,9 tỷ đồng, tăng 27,2 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 26,23%, đây cũng là điều dễ hiểu vì tổng doanh thu của Công ty cũng tăng cao, kéo chi phí tăng theo. Nhưng mứctăng của tổng chi phí vẫn ở mức thấp hơn so với tổng doanh thu, cụ thể do các chỉ tiêu sau tác động:

2.2.3.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lý ở các chi nhánh.

Theo bảng số liệu 2.5.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là 10,787 tỷđồng, tăng 41,99% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lương nhân viên tăng ( mức lương trung bình mỗi nhân viên một tháng từ 3.183.059 triệu đồng năm 2014 tăng lên 5.319.021 triệu đồng vào năm 2015), chi phí dịch vụ mua ngoài và một số chi phí khác tăng. Sang năm 2016 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ, khoảng 2,36 % so với năm 2015, do Công ty thực hiện tốt chính sách tiết kiệm nên chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài nhu điện, nuớc, ... cũng giảm nhẹ so với năm trước. Chi phí quản lý giảm góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên trong năm 2016, đây là điều tốt cho Công ty.

2.2.3.2. Chi phí hoạt động tài chính

Theo bảng số liệu 2.5.

khoản vay ngắn hạn của công ty. Chi phí hoạt động tài chính năm 2015 là 420,132 triệuđồng, giảm 30,14% so với năm 2014 do các khoản vay ngắn hạn trong năm 2014 giảm. Đến năm 2016, trong quá trình hoạtđộng bị thiếu vốn tạm thời nên Công ty cần vay thêm vốn để hoạt động (phần lớn vốn vay là để đáp ứng thêm vốn hoạt động cho các đội thi công), tính đến cuối năm 2016, các khoản vay ngắn hạn của Công ty lên đến 26,024 tỷđồng nên chi phí lãi vay cũng từ đótăng theo. Chi phí lãi vay năm 2016 là 2,288 tỷ đồng làm cho chi phí hoạt động tài chính năm 2016 tăng 444,61 % so với năm 2015. Tuy khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của Công ty nhung khi nó tăng lên cũng góp phần làm lợi nhuận của Công ty bị giảm xuống. Do đó Công ty nên hạn chế các khoản vay để giảm tối thiểu loại chi phí này, Công ty nên có biện pháp để thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn của mình để sử dụng trong quá hình hoạt động, tránh tình trạng bị thiếu vốn phải đi vay ngân hàng làm phát sinh chi phí.

2.2.3.3. Chi phí khác

Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh bất thường như chi phí đấu thầu, chi phí thanh lý tài sản cố định, chi phí vi phạm hợp đồng, chi phí liên quan đến doanh thu các năm trước.

Theo bảng số liệu 2.5.

Chi phí khác năm 2015 tăng cao bất thường, lên đến 1,475 tỷđồng, tăng 460,96% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm, chất lượng một số sản phẩm đạt chưa cao, tiến độ chậm, một số công trình chưa đảm bảo thời gian giao nộp sản phẩm, chưa theo kịp với yêu cầu của khách hàng nên Công ty vi phạm hợp đồng, phải chịu một khoản chi phí khá lớn là 815,670 triệu đồng, thêm vào đó là các chi phí liên quan đến doanh thu các năm trước phát sinh khá cao khoảng 477,155 triệu đồng. Đây là 2 khoản chi phí chủ yếu làm chi phí khác năm 2015 tăng cao bất thường. Các khoản chi phí này Công ty có thể tránh được nếu như Công ty thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình đừng để phạm sai lầm, nhất là việc vi phạm hợp đồng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Công ty. Ngoài ra các kỹ sư thiết kế của Công ty nên thực hiện tốt nghĩa vụ “giám sát quyền tác giả” nghĩa là các kỹ sư thiết kế phải giám sát quá trình thi công xây dựng để đảm

bảo công trình xây dựng giống như trong bản vẽ thiết kế, đạt chất lượng cao, hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá hình thi công xây dựng góp phần làm cho công trình được thi công đúng tiến độ.

2.3. Đánh giá kếtquả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Dung Linh

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động... Bởi vậy, khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu, như: hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn...

2.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp bằng kết quả đầu ra chia cho chi phí đầu vào. Mà kết quả đầu ra có thể đo lường bằng tổng doanh thu, chi phí đầu vào có thể đo lường bằng tổng chi phí, do đó hiệu quả kinh doanh tổng hợp có thể được tính lại như sau:

Kết quả kinh doanh = Tổng doanh thu / Tổng chi phí

Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa vào các báo cáo tài chính của Công ty qua 3 năm 2014, 2015, 2016 đề tài tính được bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Bảng 2.6. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

CL CL

2015/2014 2016/2015

1. Kết quà kinh doanh

tống hợp 1,05 1,07 1,17 0.0190 0.09

2. Kếtquà sử dụng vốn kinh doanh

0,80 0,38 0,44 -0.5250 0.16

3. Mức doanh lợi theo vốn kinh doanh

0,03 0,02 0,06 -0.3333 2.00

4. Mức doanh lợi theo

vốn lưu động 0,04 0,03 0,07 -0.2500 1.33 5. Số lần luân chuyển vốn lưu động 0,99 0,44 0,52 -0.5556 0.18 6. Số ngày của một vòng quay (ngày) 363,64 818,18 692,31 1.2515 -0.15

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016)[7]

Qua bảng 2.6 kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên. Cứ một đồng chi phí đầu vào năm 2014 tạo ra được 1,05 đồng doanh thu đầu ra, năm 2015 tạo ra được 1,07 đồng doanh thu. Năm 2015 so với năm 2014 tăng lên được 0,02 đồng doanh thu trên một đồng chi phí. Chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, nhất là vào năm 2016, một đồng chi phí đầu vào tạo ra tới 1,17 đồng doanh thu, tăng 0,1 đồng doanh thu trên một đồng chi phí so với năm 2015, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với tổng chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận của Công ty.

2.3.2. Phân tích chỉ tiêu kết quả sử dụng vốn kinh doanh

Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp quá hình sử dụng các loại vốn trong Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất năm 2015 bị giảm mạnh, giảm khoảng 52,82 % so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn sản xuất kinh doanh năm 2015 tăng lên khá cao, khoảng 148,03% so với năm 2014 mà doanh thu đạt được trong năm không tăng nhiều so với năm 2014 nên hiệu quả sử dụng vốn năm 2015 bị giảm mạnh. Đó cũng là do vốn đầu tưvào các dự án kinh doanh nhiều mà trong năm chưa sinh lợi cao, một phần vốn đầu tư vào các công hình đang thi công dở dang, thêm vào đó là tình hình thu hồi công nợ còn chậm, các khoản tạm ứng tăng cao (chủ yếu là tạm ứng cho các đội thi công để thực hiện công trình xây dựng) nên doanh thu năm 2015 tăng khá chậm so với sự tăng lên của vốn sản xuất, làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Năm 2014 cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,8 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng năm 2015 chỉ tạo ra được 0,38 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đến năm 2016, các dự án kinh doanh địa ốc của Công ty đã bắt đầu mang lại hiệu quả cao góp phần làm tăng doanh thu của Công ty, các khoản công nợ cũng giảm đáng kể (từ khoảng 171 tỷ đồng năm 2015 giảm xuống còn khoảng 68,5 tỷ đồng năm 2016) góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn năm 2016 tăng trở lại, một đồng vốn tạo ra 0,44 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn vẫn không bằng năm 2014 nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của Công ty.

2.3.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh

Do hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2015 giảm so với năm 2014 nên làm cho khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh cũng giảm theo cụ thể:

100 đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào hoạt động kinh doanh trong năm 2014 tạo ra được 3 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 tạo ra được 2,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2016 thì khả năng sinh lợi của vốn sản xuất tăng rất nhanh, 100 đồng vốn sản xuất bình quân dùng trong kỳ tạo ra 5,9 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 168,18 % so với năm 2015. Đạt được kết quả này là cả một quá trình phấn đấu, cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên Công ty cùng ban lãnh đạo trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, Công ty phải tăng doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn. Ngoài ra, Công ty nên đẩy nhanh tốc độ chung chuyển vốn lưu động kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Khi đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của nó.

2.3.4. Phân tích khả năng sinh lợi và tốc độ chung chuyển của vốn lưu động

Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn lưu động và vốn cố định, trong đó vốn lưu động chiếm một tỷ trọng khá lớn dao động từ 84,24% đến 87,45% trong 3 năm 2014, 2015, 2016. Vì vậy khả năng sinh lợi của vốn sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của vốn lưu động. Mức doanh lợi theo vốn lưu động năm 2015 giảm tưong đối so với năm 2014, 100 đồng vốn lưu động năm 2014 tạo ra được 3,7 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2015 cũng bấy nhiêu đó vốn lưu động nhưng chỉ tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 29,73 % so với năm 2014. Biểu hiện là số vòng quay vốn lưu động năm 2015 giảm so với năm 2014 là 0,55 vòng (khoảng 55,56 %), một vòng quay của vốn lưu động năm 2014 chỉ cần 363,64 ngày, nhưng năm 2015 phải cần 818,18 ngày, tăng 454,54 ngày /1 vòng quay (tăng khoảng 125 %) làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2015 giảm so với năm 2014. Đến năm 2016, một vòng quay vốn lưu động chỉ cần 692,31 ngày, giảm 125,87 ngày so với năm 2015 (giảm khoảng 15,38 %) nên số vòng quay của vốn lưu động trong năm 2016 cũng tăng lên so với năm 2015 là 0,08 vòng, đạt 0,52 vòng. Mặc dù tăng nhẹ, nhưng cũng góp phần làm tăng khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Thêm vào đó, lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng khá cao so với năm 2015 (tăng 335,16 %) nên làm khả năng sinh lợi của vốn lưu động tăng mạnh trong năm 2016, tăng 165,38 % so với năm 2015, cứ 100 đồng vốn lưu động thì có 6,9 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra.

Qua những phân tích ở trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng tốt, hiệu quả kinh doanh đều tăng qua các năm. Mặc dù hiệu quả kinh doanh năm 2015 tăng không cao lắm so với năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn cũng bị giảm khá mạnh (khoảng 52,82 %) so với năm trước, làm cho khả năng sinh lời của vốn cũng giảm theo nhưng đến năm 2016 thì hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn đều tăng trở lại, nhất là khả năng sinh lợi của vốn tăng đến 168,18 %

so với năm 2015, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có xu hướng phát triển tốt nhưng để đánh giá đúng và chính xác hiệu quả kinh doanh của Công ty, chúng ta cũng nên tìm hiểu, phân tích sơ lược tình hình tài chính của Công ty.

2.4. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh Đầu tư xây dựng Dung Linh

2.4.1. Kết quả đạt được

Công ty Cổ phần Thương Mại Và Xây Dựng Dung Linh là một Công ty có quy mô thuộc loại vừa và lớn với số lượng nhân viên hiện tại là 375 người, tổng số vốn hoạt động là hơn 374 tỉ đồng. Trong các năm qua quy mô hoạt động của Công ty không ngừng được mở rộng, các ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Hệ thống kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ - con (Công ty góp vốn thành lập Công ty con với số cổ phần nắm giữ trên 51% tổng số cổ phần của Công ty con, nắm quyền điều hành Công ty trong hội đồng quản trị), Công ty thành viên (Công ty góp vốn vào các Công ty thành viên nhưng số vốn góp nhỏ hơn 51% tổng số vốn của Công ty thành viên), Công ty liên kết, liên doanh (Công ty và các Công ty liên kết liên doanh góp vốn lẫn nhau và ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ lẫn nhau) đã dần thành một hệ thống thống nhất, gần như khép kín trong tổ chức sản xuất từ tư vấn, thiết kế đến thi công xây dựng, trang trí nội, ngoại thất, ... tạo lên một sức mạnh tống hợp hỗ trợ cho nhau để thúc đẩy Công ty mẹ và các Công ty thành viên cùng phát triển.

2.4.1.1.Về khoa học kỹ thuật

Trong các năm qua, Công ty đã tập hợp được đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng dung linh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)