Hiệu quả kinh doanh tổng hợp bằng kết quả đầu ra chia cho chi phí đầu vào. Mà kết quả đầu ra có thể đo lường bằng tổng doanh thu, chi phí đầu vào có thể đo lường bằng tổng chi phí, do đó hiệu quả kinh doanh tổng hợp có thể được tính lại như sau:
Kết quả kinh doanh = Tổng doanh thu / Tổng chi phí
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa vào các báo cáo tài chính của Công ty qua 3 năm 2014, 2015, 2016 đề tài tính được bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Bảng 2.6. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
CL CL
2015/2014 2016/2015
1. Kết quà kinh doanh
tống hợp 1,05 1,07 1,17 0.0190 0.09
2. Kếtquà sử dụng vốn kinh doanh
0,80 0,38 0,44 -0.5250 0.16
3. Mức doanh lợi theo vốn kinh doanh
0,03 0,02 0,06 -0.3333 2.00
4. Mức doanh lợi theo
vốn lưu động 0,04 0,03 0,07 -0.2500 1.33 5. Số lần luân chuyển vốn lưu động 0,99 0,44 0,52 -0.5556 0.18 6. Số ngày của một vòng quay (ngày) 363,64 818,18 692,31 1.2515 -0.15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016)[7]
Qua bảng 2.6 kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên. Cứ một đồng chi phí đầu vào năm 2014 tạo ra được 1,05 đồng doanh thu đầu ra, năm 2015 tạo ra được 1,07 đồng doanh thu. Năm 2015 so với năm 2014 tăng lên được 0,02 đồng doanh thu trên một đồng chi phí. Chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, nhất là vào năm 2016, một đồng chi phí đầu vào tạo ra tới 1,17 đồng doanh thu, tăng 0,1 đồng doanh thu trên một đồng chi phí so với năm 2015, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với tổng chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận của Công ty.
2.3.2. Phân tích chỉ tiêu kết quả sử dụng vốn kinh doanh
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp quá hình sử dụng các loại vốn trong Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất năm 2015 bị giảm mạnh, giảm khoảng 52,82 % so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn sản xuất kinh doanh năm 2015 tăng lên khá cao, khoảng 148,03% so với năm 2014 mà doanh thu đạt được trong năm không tăng nhiều so với năm 2014 nên hiệu quả sử dụng vốn năm 2015 bị giảm mạnh. Đó cũng là do vốn đầu tưvào các dự án kinh doanh nhiều mà trong năm chưa sinh lợi cao, một phần vốn đầu tư vào các công hình đang thi công dở dang, thêm vào đó là tình hình thu hồi công nợ còn chậm, các khoản tạm ứng tăng cao (chủ yếu là tạm ứng cho các đội thi công để thực hiện công trình xây dựng) nên doanh thu năm 2015 tăng khá chậm so với sự tăng lên của vốn sản xuất, làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Năm 2014 cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,8 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng năm 2015 chỉ tạo ra được 0,38 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đến năm 2016, các dự án kinh doanh địa ốc của Công ty đã bắt đầu mang lại hiệu quả cao góp phần làm tăng doanh thu của Công ty, các khoản công nợ cũng giảm đáng kể (từ khoảng 171 tỷ đồng năm 2015 giảm xuống còn khoảng 68,5 tỷ đồng năm 2016) góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn năm 2016 tăng trở lại, một đồng vốn tạo ra 0,44 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn vẫn không bằng năm 2014 nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của Công ty.
2.3.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh
Do hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong năm 2015 giảm so với năm 2014 nên làm cho khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh cũng giảm theo cụ thể:
100 đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào hoạt động kinh doanh trong năm 2014 tạo ra được 3 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 tạo ra được 2,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2016 thì khả năng sinh lợi của vốn sản xuất tăng rất nhanh, 100 đồng vốn sản xuất bình quân dùng trong kỳ tạo ra 5,9 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 168,18 % so với năm 2015. Đạt được kết quả này là cả một quá trình phấn đấu, cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên Công ty cùng ban lãnh đạo trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, Công ty phải tăng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn. Ngoài ra, Công ty nên đẩy nhanh tốc độ chung chuyển vốn lưu động kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Khi đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của nó.
2.3.4. Phân tích khả năng sinh lợi và tốc độ chung chuyển của vốn lưu động
Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn lưu động và vốn cố định, trong đó vốn lưu động chiếm một tỷ trọng khá lớn dao động từ 84,24% đến 87,45% trong 3 năm 2014, 2015, 2016. Vì vậy khả năng sinh lợi của vốn sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của vốn lưu động. Mức doanh lợi theo vốn lưu động năm 2015 giảm tưong đối so với năm 2014, 100 đồng vốn lưu động năm 2014 tạo ra được 3,7 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2015 cũng bấy nhiêu đó vốn lưu động nhưng chỉ tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 29,73 % so với năm 2014. Biểu hiện là số vòng quay vốn lưu động năm 2015 giảm so với năm 2014 là 0,55 vòng (khoảng 55,56 %), một vòng quay của vốn lưu động năm 2014 chỉ cần 363,64 ngày, nhưng năm 2015 phải cần 818,18 ngày, tăng 454,54 ngày /1 vòng quay (tăng khoảng 125 %) làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2015 giảm so với năm 2014. Đến năm 2016, một vòng quay vốn lưu động chỉ cần 692,31 ngày, giảm 125,87 ngày so với năm 2015 (giảm khoảng 15,38 %) nên số vòng quay của vốn lưu động trong năm 2016 cũng tăng lên so với năm 2015 là 0,08 vòng, đạt 0,52 vòng. Mặc dù tăng nhẹ, nhưng cũng góp phần làm tăng khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Thêm vào đó, lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng khá cao so với năm 2015 (tăng 335,16 %) nên làm khả năng sinh lợi của vốn lưu động tăng mạnh trong năm 2016, tăng 165,38 % so với năm 2015, cứ 100 đồng vốn lưu động thì có 6,9 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra.
Qua những phân tích ở trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng tốt, hiệu quả kinh doanh đều tăng qua các năm. Mặc dù hiệu quả kinh doanh năm 2015 tăng không cao lắm so với năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn cũng bị giảm khá mạnh (khoảng 52,82 %) so với năm trước, làm cho khả năng sinh lời của vốn cũng giảm theo nhưng đến năm 2016 thì hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn đều tăng trở lại, nhất là khả năng sinh lợi của vốn tăng đến 168,18 %
so với năm 2015, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có xu hướng phát triển tốt nhưng để đánh giá đúng và chính xác hiệu quả kinh doanh của Công ty, chúng ta cũng nên tìm hiểu, phân tích sơ lược tình hình tài chính của Công ty.
2.4. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh Đầu tư xây dựng Dung Linh
2.4.1. Kết quả đạt được
Công ty Cổ phần Thương Mại Và Xây Dựng Dung Linh là một Công ty có quy mô thuộc loại vừa và lớn với số lượng nhân viên hiện tại là 375 người, tổng số vốn hoạt động là hơn 374 tỉ đồng. Trong các năm qua quy mô hoạt động của Công ty không ngừng được mở rộng, các ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn.
Hệ thống kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ - con (Công ty góp vốn thành lập Công ty con với số cổ phần nắm giữ trên 51% tổng số cổ phần của Công ty con, nắm quyền điều hành Công ty trong hội đồng quản trị), Công ty thành viên (Công ty góp vốn vào các Công ty thành viên nhưng số vốn góp nhỏ hơn 51% tổng số vốn của Công ty thành viên), Công ty liên kết, liên doanh (Công ty và các Công ty liên kết liên doanh góp vốn lẫn nhau và ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ lẫn nhau) đã dần thành một hệ thống thống nhất, gần như khép kín trong tổ chức sản xuất từ tư vấn, thiết kế đến thi công xây dựng, trang trí nội, ngoại thất, ... tạo lên một sức mạnh tống hợp hỗ trợ cho nhau để thúc đẩy Công ty mẹ và các Công ty thành viên cùng phát triển.
2.4.1.1.Về khoa học kỹ thuật
Trong các năm qua, Công ty đã tập hợp được đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh đầu tu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiện nay dây chuyền sản xuất của Công ty phần lớn được thực hiện trên máy. Cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý được tăng cường vềsố lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khả năng trên các lĩnh vực tưvấn thiết kế giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp, điều hành và đấu thầu. Việc chuyển đổi công nghệ tự động hóa ngày một hoàn thiện, đủ điều kiện đáp ứng với
công nghệ tiên tiến, từng bước theo kịp với đòi hỏi của thị hiếu người tiêu dùng cũng nhưsự phát hiển của xã hội.
2.4.1.2. Về thị trường
Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh được kế thừa những thành quả và thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả, thị phần tư vấn chiếm trên 80% trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, là chủ đầu tưcủa nhiều dự án lớn, tiềm năng trong và ngoài tỉnh.
Được ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan ban ngành tin tưởng giao nhiệm vụ tư vấn quy hoạch, thiết kế các côngtrình lớn, trọng điểm; cũng như thực hiện các dự án khu dân cu, khu tái định cưtrên địa bàn toàn tỉnh.
2.4.1.3. Về khả năng huy động vốn
Khả năng huy động vốn của Công ty khá cao, do Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên thu hút được vốn đầu tưcủa các đơn vị khác, bên cạnh đó Công ty còn có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra bên ngoài Công chúng để huy động vốn.
2.4.1.4. Về khả năng thanh toán
Qua các tỷ số tài chính đã phân tích ở trên, ta thấy tình hình và khả năng thanh toán của Công ty ở mức khá tốt, tài sản đủ để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ của Công ty, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả là cơ sở để Công ty thu hút sự đầu tư từ bên ngoài.
2.4.2. Hạn chế, tồn tại
Cơ cấu nguồn vốn và tài sản chưa hợp lý. Các khoản phảithu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, công ty bị chiếm dụng vốn.
Chất lượng một số sản phẩm chưa cao, tiến độ chậm, một số công trình chưa đảm bảo thời gian giao nộp sản phẩm, chưa theo kịp với yêu cầu của khách hàng, góp phần làm cho Công ty không thực hiện đúng hợp đồng, làm tăng chi phí vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Là đơn vị tư vấn về xây dựng nhưng Công ty ít tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về các công trình kiến trúc, các công trình xây dụng để mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiểu biết cũng như tạocơ hội trao đổi học tập lẫn nhau cho người lao động, nhất là các cán bộ khoa học kỹ thuật. Cơ cấu lao động chưa phù hợp, tỷ lệ lực lượng lao động gián tiếp cao, bộ máy quản lý cồng kềnh.
Công tác marketing giới thiệu Công ty chưa hiệu quả. Việc tự chủ, tự tìm kiếm hợp đồng, mở rộng thị trường hoạt động ở một số xưởng và các Công ty thành viên còn kém, chưa phát huy được tinh thần làm chủ của người công nhân trong việc quan hệ tìm khách hàng. Từ đó, dẫn đến bị mất thị phần, một số xưởng và Công ty thành viên không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tiến độ hiển khai các dự án kinh doanh của công ty còn chậm, luôn gặp khó khăn trong công tác bồi hoàn, giải tỏa, bố trí tái định cư hoặc thương lượng mua đất (đối với dự án Công ty tự bỏ vốn đầu tư) ... làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, hiệu quả của dự án.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác điều hành, quản lý kinh doanh của Công ty chưa thật hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề đều đang ở độ tuổi khá cao.
- Tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị chưa thật sự tốt.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, quá trình đổi mới diễn ra chậm chạp. - Tình hình tài chính của Công ty đang đixuống.
- Hoạt động quảng cáo, phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế.
2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế của quốc tế và Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển trở lại
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng là một thách thức to lớn của Công ty trong suốt quá trình phát triển.
Kết luận Chương 2
Dựa trên cơ sở lý luận được trình bày trong chương 1, trong chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng quảntrị tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty rút ra trong chương này là:
Thứ nhất, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh là một tổng Công ty có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, trong đó, ngành kinh doanh chủ lực cốt lõi là ngành xây dựng, Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 tăng trưởng khá, tuy nhiên, mảng chính là tư vân thiết kế đang bị thua lỗ, từ đó, đặt ra yêu cầu bức thiết phải thực hiện quá trình tái cấu trúc toàn diện.
Thứ hai, vì đặc thù là ngành xây dựng nên việc các khoản phải thu còn rất lớn, Công ty vẫn chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục, giảm thiểu rủi ro tài chính.
Thứ ba, tuy kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2014-2016 là khá tốt nhưng chất lượng sản phẩm của Công ty mà chưa tốt vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và sự bảo đảm tiến độ.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DUNG LINH
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư xây dựng Dung Linh
Năm 2016 được đánh giá là năm hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy đã tạo ranhiều cơ hội phát hiển cũng nhưthách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, dựa trên những thuận lợi và khó khăn hiện nay của Công ty, Công ty dự kiến xây dụng phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2016 như sau:
- Doanh thu tư vấn sẽ phấn đấu tăng 8% so với năm 2015, đạt mức 18,5 tỷ đồng.