Kí hiệu Nội dung Nguồn
JS1 Cơ quan này là nơi tốt nhất để Anh/Chị làm việc.
Smith và cộng sự (1969)
JS2 Cơ quan như mái nhà thứ hai của mình. Smith và cộng sự (1969)
JS3 Vui mừng khi chọn cơ quan này để làm việc.
Smith và cộng sự (1969)
JS4 Nếu được chọn lại nơi làm việc, Anh/Chị vẫn chọn cơ quan này.
Smith và cộng sự (1969)
3.3.3. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức
Đối với phân tích EFA: Dựa theo quy tắc của Hair và cộng sự (1998) cho biết kích thước mẫu dự kiến. Cỡ mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996).
Theo như thang đo của tác giả đề ra gồm: 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, có 24 biến quan sát. Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu phân tích của đề tài, tác giả chọn kích thước mẫu tối thiểu là 120 (24*5). Để đáp ứng mẫu nghiên cứu, nghiên cứu chính thức là 160 quan sát, đáp ứng mẫu tối thiểu và đảm bảo độ tin cậy.
3.4. Đánh giá sơ bộ thang đo
Như vừa đề cập ở trên, các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các thang đo ở không gian nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung, điều chỉnh thang đo phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu . Do đó, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ để tiếp tục đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA.
Mẫu nghiên cứu sơ bộ là 130 công chức đang làm việc tại các phòng ban Chi Cục Thuế Nha Trang. Đặc điểm mẫu được phân loại theo đặc điểm: giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và nghề nghiệp.