7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Giải pháp thực hiện chiến lược đa dạng hóa thông qua phát triển dịch vụ
dịch vụ hướng tới khách hàng ngoài Liên doanh
Bên cạnh những loại hình dịch vụ mà Vietsovpetro đã cung cấp cho khách hàng, thì việc chiến lược đa dạng hóa loại hình dịch vụ hướng tới khách hàng ngoài Liên doanh là nhiệm vụ cấp bách mà Vietsovpetro cần quan tâm, nghiên cứu, đầu tư và phát triển, sẵn sàng tham gia cung cấp dịch vụ cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu.
3.2.3.1. Phát triển thêm dịch vụ mới (dịch vụ tiềm năng)
Loại hình dịch vụ có tính mới ở Việt Nam, như liên quan tới dịch vụ thu dọn công trình dầu khí; điện gió - năng lượng xanh.
3.2.3.1.1.Dịch vụ thu dọn công trình dầu khí:
Khi kết thúc dự án hoặc không còn cần sử dụng cho hoạt động dầu khí hoặc không đảm bảo an toàn cho con người, công tác thu dọn công trình dầu khí là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi quốc gia để bảo vệ môi trường cũng như các yêu cầu về bảo vệ lòng đất, khôi phục môi trường, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển và trên đất liền nơi xây dựng công trình.
Các dịch vụ thu dọn công trình dầu khí, gồm:
- Thu dọn công trình tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí:
+ Thu dọn công trình cố định trên biển; + Thu dọn phương tiện nổi;
+ Thu dọn đường ống nội mỏ trên biển; + Bảo quản/ hủy bỏ giếng khoan dầu khí;
+ Thu dọn công trình tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí trên đất liền.
- Thu dọn công trình khí:
+ Thu dọn các công trình, thiết bị phục vụ cho việc thu gom, xử lý, vận chuyển khí và đường ống dẫn khí trên biển;
+ Thu dọn đường ống dẫn khí trên bờ, qua sông, hồ, công trình cố định; + Thu dọn công trình nhà máy chế biến - xử lý khí.
3.2.3.1.2.Khả năng của Vietsovpetro trong việc tham gia dịch vụ thu dọn công trình dầu khí:
Với lợi thế là đơn vị có nhiều cơ quan chuyên môn có trình độ khoa học, kỹ thuật cao từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế; gia công chế tạo, thi công xây lắp; quản lý vận hành rất chuyên nghiệp. Theo đó đối với dự án dầu khí, ngay từ giai đoạn lập dự án, Lãnh đạo Vietsovpetro rất quan tâm đến công tác thu dọn mỏ trong tương lai (khi kết thúc dự án hoặc không còn cần sử dụng cho hoạt động dầu khí) để bảo vệ môi trường, theo đó các Đơn vị/Phòng ban chuyên môn đã xây dựng các quy trình kỹ thuật, quy trình an toàn, phương án thu dọn mỏ một cách kỹ càng, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ thu dọn mỏ khi dự án kết thúc. Bên cạnh đó Vietsovpetro có nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị hiện đại hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để thực hiện tốt công việc này.
Hiện tại, Vietsovpetro đang cung cấp dịch vụ thu dọn mỏ Đại Hùng và mỏ Sông Đốc cho khách hàng Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và đã được khách hàng đánh giá rất cao về tinh thần, trách nhiệm rất cao trong công việc của Vietsovpetro.
3.2.3.1.3.Thị trường và khách hàng tiềm năng:
- Thị trường trong nước: Các khách hàng là các Tổng công ty/Công ty/Đơn vị
trong nước và nước ngoài là Chủ đầu tư các công trình dầu khí trên thềm lục địa và đất liền của Việt Nam như: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); Công ty Dầu khí Việt Nga Nhật (VRJ), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN); Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco (BITEXCO), Công ty Dầu khí Zarubezhneft; Tổng Công ty khí Việt Nam (PVGAS).
- Tiếp tục mở rộng khách hàng trong nước thuộc các Tổng Công ty/Công
ty/Đơn vị thuộc PVN và tìm kiếm thêm cơ hội cung cấp dịch vụ kể trên cho khách hàng nước ngoài, gồm: Malaysia, Singapore, Indonesia, Thailand, Đài Loan, Ấn Độ, Arab Saudi,…v.v.
3.2.3.2. Dịch vụ điện gió - năng lượng xanh
3.2.3.2.1.Tiềm năng phát triển điện gió ở Việt Nam
Bên cạnh nguồn năng lượng từ mặt trời thì năng lượng gió cũng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu điện trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, với việc thực hiện mục tiêu của Paris COP 21 là đảm bảo sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ nay đến năm 2100 ở mức dưới 2°C, bằng biện pháp giảm sản xuất và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), nguyên nhân phát ra 2/3 lượng khí nhà kính (CO2) mà thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như: gió, mặt trời, sinh khối…v.v.
Với lợi thế đường bờ biển trải dài (trên 3.000 km2 đường bờ biển), cùng địa
hình thuận lợi, việc xây dựng các trạm điện bằng sức gió là một giải pháp có thể giúp nâng cao sản lượng điện của Việt Nam trong những năm tới.
Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy phát điện. Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt điện.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió rất lớn so với khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m là 7 - 8 m/s), có thể tạo ra hơn 110 GW.
Bảng 3.7 Tiềm năng gió của Việt Nam
Tốc độ gió trung bình Thấp < 6m/s Trung bình 6-7m/s Tương đối cao 7-8m/s Cao 8-9m/s Rất cao > 9m/s Diện tích (km2) 197.24 100.37 25.68 2.18 111 Tỷ lệ diện tích (%) 60,60 30,80 7,90 0,70 >0 Tiềm năng (MW) - 401.44 102.72 8.75 482
Theo PGS.TS. Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng, giá điện gió trên thế giới những năm gần đây đã giảm nhiều, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sử dụng các nguồn năng lượng này. Ở Việt Nam, giá điện gió và điện mặt trời cũng đang giảm nhanh, không còn đắt như những năm trước và hoạt động phát triển nguồn điện này cũng bắt đầu khởi sắc. Chính phủ cũng đang tạo các điều kiện để đẩy nhanh việc phát triển nguồn năng lượng sạch này.
Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và vô tận. Đây là điều tiên quyết đem lại lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng hóa thạch vốn có hạn. Với việc công nghệ ngày càng tiến bộ và sử dụng năng lượng gió ngày càng phổ biến hơn thì giá thành của năng lượng gió ngày càng rẻ.
3.2.3.2.2. Khả năng của Vietsovpetro trong việc tham gia các dự án điện gió:
Dự án điện gió bao gồm trên đất liền và ngoài khơi, với thế mạnh của Viesovpetro đó là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, trang thiết bị, các kho bãi, cảng, phương tiện hiện đại, Vietsovpetro hoàn toàn có thể đảm nhiệm thực hiện một phần công việc của dự án, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi.
Các công việc mà Vietsovpetro có thể thực hiện được: Thiết kế thi công, chế tạo, hạ thủy, vận chuyển, lắp đặt các kết cấu thép và các trạm biến áp ngoài khơi, thi công và kết nối cáp ngầm dưới biển và kết nối lưới truyền tải.
Tùy theo quy mô và phạm vi công việc của mỗi dự án điện gió và khả năng của mình, Vietsovpetro sẽ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để cùng thực hiện dự án điện gió.
Trong thời gian qua, đối với dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận với tổng công suất 3.400 MW, Trong đó Vietsovpetro và PVC-MS là đơn vị tại Việt Nam đã được chỉ định để thiết kế và chế tạo các cấu trúc ngoài khơi cho Khu vực Kê Gà. Các tua-bin gió sẽ do Mitsubishi Vestas Offshore Wind (MVOW - một liên doanh được thành lập bởi Vestas Wind Systems A/S và Mitsubishi Heavy Industries Ltd với cùng đóng 50%) cung cấp, còn nhà cung cấp tài chính là Ngân hàng Societe Generale (Pháp). Điều đó chứng minh rằng, Vietsovpetro hoàn toàn có
3.2.3.2.3. Thị trường và khách hàng tiềm năng:
Thị trường tronng nước: Các tỉnh Bình Thuận; Ninh Thuận; Lâm Đồng; Bình Định; Quảng trị; Hà Tĩnh; Bạc Liêu; Bến Tre; Sóc Trăng và huyện Côn Đảo.
Các khách hàng là các Tập đoàn/Công ty trong nước và nước ngoài là Chủ đầu tư các dự án điện gió tại Việt Nam, như:
- Tập đoàn Enterprize Energy (Vương quốc Anh): Là Tập đoàn nước ngoài
đầu tư phát triển trang trại gió khổng lồ lớn nhất thế giới - dự án Điện gió ngoài khơi Thăng Long, công suất 3.400 MW ngoài khơi mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận;
- Tập đoàn KOSY: Là Tập đoàn trong nước đầu tư phát triển dự án Nhà máy
điện gió KOSY Bạc Liêu, tổng công suất 400MW;
- Công ty TNHH Danvit Expres (Cộng hòa Séc): Là công ty nước ngoài khảo
sát, nghiên cứu tìm hiểu đầu tư vào Hà Tĩnh dự án nhà máy điện gió (quy mô 100 cột điện gió, tua bin gió, công suất mỗi tua bin là 2,6MW);
- Công ty cổ phần TSV (doanh nghiệp đối tác của Việt Nam) và Tập đoàn The
Bule Circle (Singapore): Là các Chủ đầu tư dự án Điện gió Đầm Nại (tại tỉnh Ninh Thuận) trên tổng diện tích 9,4 ha, có công suất 40 MW, dự kiến hàng năm sẽ cung cấp 110 triệu kWh điện cho lưới điện quốc gia;
- Công ty cổ phần Điện gió Hướng Linh 3: Là công ty làm Chủ đầu tư Dự án
Nhà máy điện gió Hướng Linh 3 (tại tỉnh Quảng Trị), công suất thiết kế gồm 9 tua bin gió, công suất mỗi tua bin từ 3,3 đến hơn 3,4 MW, tổng công suất 30 MW;
- Công ty Cổ phần năng lượng GELEX: Là công ty làm Chủ đầu tư các dự án
Nhà máy điện gió GELEX 1, 2, 3 (tại tỉnh Quảng Trị) với tổng công suất thiết kế 90MW (mỗi nhà máy công suất 30 MW);
- Công ty TNHH điện gió Hướng Phùng: Là công ty làm Chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hướng Phùng 3 (tại tỉnh Quảng Trị) với công suất thiết kế 30 MW;
- Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Đại Dương: Là công ty làm Chủ đầu tư Dự án Điện gió Cầu Đất, được xây dựng trên tổng diện tích 350 ha. Công suất lắp đặt 50 MW với 15 tua bin gió.
Thị trường nước ngoài: Đài Loan.
Khách hàng: Chủ đầu tư dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Đài Loan (Trung Quốc).
3.2.3.3. Công tác tiếp thị và tìm kiếm dịch vụ bên ngoài (Marketing)
Tiếp tục nâng cao nhận thức cho CBCNV Vietsovpetro về công tác quảng bá thương hiệu và công tác tìm kiếm thị trường, phát triển dịch vụ bên ngoài.
Quảng bá năng lực và hình ảnh của Vietsovpetro qua các phương tiện truyền thông, website, brochure hoặc giới thiệu trực tiếp với khách hàng;
Tham gia triển lãm, hội thảo, hội nghị chuyên ngành trong nước và nước ngoài về công tác dịch vụ bên ngoài;
Tìm kiếm cơ hội mở rộng loại hình dịch vụ mới của Vietsovpetro; Tổ chức họp mặt, hội thảo, hội nghị khách hàng;
Cũng cố và phát triển thương hiệu Vietsovpetro; Tham gia dự thầu các dự án/gói thầu dịch vụ;
Tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến các lĩnh vực dịch vụ Vietsovpetro có khả năng cung cấp;
Các công việc khác liên quan đến hoạt động marketing.
3.2.3.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietsovpetro
Tiếp tục củng cố và phát huy các loại hình dịch vụ là thế mạnh của Vietsovpetro, đó là:
- O&M (Hợp đồng kinh doanh và quản lý; dịch vụ vận hành và bảo dưỡng);
- EPCI các dự án lớn;
- Dịch vụ đặc thù có hàm lượng chất xám cao (E-line/Slickline, Bắn mìn, ROV, tự động hóa, bảo dưỡng/sửa chữa máy chuyên dụng,…);
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Dịch vụ khẩn trương tập hợp năng lực kinh nghiệm của cá nhân, tổ chức sẵn có của Vietsovpetro để hoàn thiện thủ tục đề nghị Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, gồm: Thi công xây dựng công trình công nghiệp dầu khí hạng I; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp dầu khí hạng I. Khi có được những chứng chỉ này Vietsovpetro có thể đứng độc lập để chào thầu tất cả các gói thầu EPC hoặc gói thầu thiết kế hoặc gói thầu thi công xây dựng riêng rẽ trong lĩnh vực dầu khí.
Mở rộng thị trường hoạt động:
- Ngoài ngành:
+ Các dự án ngoài ngành: Dự án điện gió; Dự án truyền tải điện.
+ Bao gồm các đối tác & khách hàng ngoài ngành dầu khí như: Tổng Công ty Điện miền Nam; Công ty Tư vấn Điện 2 - PECC2; Công ty Xây lắp Điện 2; Công ty Xây lắp Điện 3; Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam; Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ; Chấn Hưng; Thiên Nam; Tân Cảng Offshore; Việt Xuân Mới; Phateco; Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất.
- Nước ngoài:
+ Các dự án/gói thầu ở nước ngoài: Cung cấp dịch vụ O&M; EPCI trụ điện gió; Cung cấp dịch vụ tạo chân đế và cọc trụ điện gió; Phát triển mỏ dầu; Cải hoán WHP và rải ống; Neelam; Bison; Apsara; EPCI Jecket & Deck platform,…của các nước nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Myanmar, Thailand, Philippines, Campuchia, Lào, Đài Loan, Ấn Độ, Arab Saudi. + Các đối tác ngoài ngành và các tập đoàn, tổng công ty dầu khí lớn ở nước
ngoài như: MITSUBISHI, MODEC (Nhật Bản), Jadestone/ Mitra (Anh), ExxonMobil (Mỹ), Sapura Kencana (Malaysia), Enterprize Energy (UK), Re Global Solution (Singapore), MTCE (Indonesia), McDermott (USA/ Malaysia), General Electric (GE), Hyundai (Hàn Quốc).