2.6.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sarcoma xương
- Giới: Nam và nữ
- Tuổi: Chia thành 7 nhóm: Dưới 10 tuổi, từ 10 -20 tuổi, từ 21-30 tuổi, từ 31 đến 40 tuổi, từ 41-50 tuổi, từ 51 đến 60 tuổi, trên 60 tuổi
- Triệu chứng lâm sàng đầu tiên: Bao gồm 5 nhóm triệu chứng: đau đơn thuần, sưng nề, đau kết hợp sưng nề, khối u, gãy xương bệnh lý.
- Thời gian diễn biến bệnh: Là khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên cho đến khi bệnh nhân vào viện. Chia thành 4 nhóm: dưới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 4-6 tháng, trên 6 tháng.
- Vị trí tổn thương xương: Gồm 6 nhóm vị trí: xương đùi, xương chày, xương mác, xương cánh tay, xương cẳng tay và vị trí khác
- Giai đoạn bệnh: Giai đoạn I, IIA, IIB, III theo phân loại Enneking. Giai đoạn khu trú (I, II) và giai đoạn di căn (III). - Thể giải phẫu bệnh: dựa vào phân loại của WHO 2012
Sarcoma xương trung tâm ác tính thấp Sarcoma xương thông thường
Sarcoma xương nguyên bào sụn Sarcoma xương nguyên bào sợi Sarcoma xương nguyên bào xương Sarcoma xương thứ phát
Sarcoma xương thể giãn mạch Sarcoma xương tế bào nhỏ Sarcoma xương cận vỏ Sarcoma xương màng xương Sarcoma xương bề mặt ác tính cao
- Hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh
Các hình ảnh tổn thương mô tả khối u được đọc trên phim X quang, CLVT hoặc MRI trước khi điều trị. Bao gồm các hình ảnh: đặc xương đơn thuần, huỷ xương đơn thuần, đặc xương kết hợp huỷ xương, xâm lấn phần mềm.
- Nồng độ LDH huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán: chỉ số LDH được thu thập từ xét nghiệm sinh hoá máu của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán. Trị số bình thường của LDH từ 110-210 UI/L [58].
Nồng độ LDH máu được chia thành 2 nhóm:
Bình thường: ≤ 210 UI/L
Tăng: > 210 UI/L
- Nồng độ ALP huyết thanh (Phosphatase kiềm) tại thời điểm chẩn đoán: chỉ số ALP được thu thập từ xét nghiệm sinh hoá máu của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán. Nồng độ ALP huyết thanh được định lượng theo đơn vị quốc tế (UI). Nồng độ ALP trong huyết thanh được ước tính là tổng enzyme chứ không phải isoenzyme xương.
Trị số bình thường của ALP thay đổi theo độ tuổi: Bệnh nhân < 15 tuổi: 60 – 300 UI/L
Bệnh nhân ≥15 tuổi: 38 – 115,5 UI/L [14].
2.6.2. Tác dụng phụ của MTX liều cao phác đồ MAP
•Tác dụng phụ biểu hiện trên lâm sàng
Bao gồm các tác dụng trên hệ tiêu hoá như buồn nôn, nôn, viêm miệng, tiêu chảy và các tác dụng phụ khác như xuất huyết, nhiễm trùng.
Các triệu chứng được ghi nhận từ hồi cứu bệnh án hoặc hỏi bệnh và khám bệnh hàng ngày trong và sau quá trình bệnh nhân truyền MTX.
Tác dụng phụ được chia làm 4 mức độ từ độ I đến độ IV theo phân loại của WHO cập nhật 2009 (bảng đính phụ lục), ghi nhận vào nghiên cứu lần có mức độ nặng nhất trong các lần ghi nhận sau mỗi đợt điều trị.
•Tác dụng phụ biểu hiện trên cận lâm sàng
Bao gồm tác dụng phụ trên hệ tạo huyết, chức năng gan thận
+ Tác dụng phụ trên hệ tạo huyết
Gồm các chỉ số: số lượng bạch cầu (BC), số lượng bạch cầu trung tính (BCTT), số lượng tiểu cầu (TC), nồng độ Hemoglobin (Hb) huyết thanh lấy từ xét nghiệm công thức máu (CTM) được thực hiện trước và sau mỗi đợt điều trị MTX, chia làm 4 mức độ từ độ 0 đến độ IV theo phân loại WHO cập nhật 2009 (bảng đính phụ lục).
Ghi nhận vào nghiên cứu chỉ số có mức độ nặng nhất trong các lần bệnh nhân thực hiện xét nghiệm công thức máu sau mỗi đợt điều trị.
+ Tác dụng phụ trên gan
Dựa vào xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm các chỉ số SGOT, SGPT, Bilirubin toàn phần được ghi nhận trước mỗi đợt điều trị và tại thời điểm sau khoảng 1-3 ngày, sau khoàng 1 tuần và sau khoảng 2 tuần sau truyền MTX, chia làm 4 mức độ từ độ 0 đến độ IV theo phân loại WHO cập nhật 2009 (bảng đính phụ lục).
+ Tác dụng phụ trên thận
Creatinin huyết thanh: Lấy từ xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện trước và sau mỗi đợt điều trị MTX, chia làm 4 mức độ từ độ 0 đến độ IV theo phân loại WHO cập nhật 2009 (bảng đính phụ lục).
Ghi nhận chỉ số có mức độ nặng nhất trong các lần bệnh nhân thực hiện xét nghiệm creatinin sau mỗi đợt điều trị.
• Một số xét nghiệm đánh giá trước, trong và sau truyền MTX liều cao
+ Chỉ số pH niệu: Lấy từ xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu tại các thời điểm trước truyền, sau truyền giờ 24, 48, 72. Xét nghiệm mục đích đánh giá tính kiềm của nước tiểu. Chỉ số đạt yêu cầu khi pH niệu ≥ 7 (pH kiềm).
+ Nồng độ MTX máu:. Lấy từ xét nghiệm đo nồng độ MTX máu sau truyền giờ thứ 24, 48, 72 tính từ thời điểm bắt đầu truyền MTX. Xét nghiệm có giá trị đánh giá mức độ MTX còn tồn dư trong máu.
[MTX] Giờ 24: Kì vọng: ≤ 10 µmol/L
Cao hơn mức kì vọng: > 10 µmol/L. [MTX] Giờ 48: Kì vọng: < 1 µmol/L
Cao hơn mức kì vọng: ≥ 1 µmol/L. [MTX] Giờ 72: Kì vọng: < 0,01 µmol/L
Cao hơn mức kì vọng: ≥ 0,1 µmol/L.
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
- BN hồi cứu: Lấy từ hệ thống máy tính lưu trữ và hồ sơ bệnh án
- BN tiến cứu: Từ hồ sơ bệnh án, trực tiếp khám, hỏi bệnh.
2.8. Phương pháp khống chế sai số
- Chọn BN thỏa mãn tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ. - Xét nghiệm được thực hiện tại các labo đáng tin cậy. - Đánh giá tác dụng phụ cùng hệ thống phân loại thống nhất - Thu thập số liệu vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- Phân tầng bệnh nhân theo độ tuổi để đánh giá tác dụng phụ trên một số xét nghiệm.
2.9. Quản lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu trên Excel 2013.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. - Vẽ biểu đồ bằng Excel 2013.
- Phân tích thống kê, test thống kê khi bình phương để so sánh sự khác biệt giữa hai tỷ lệ, Fisher Exact Test khi mẫu nhỏ hơn 5. Kiểm định T – Test, Kiểm định Anova để so sánh trung bình của các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0,05.