Phân bố giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác dụng phụ của methotrxate liều cao trong điều trị sarcoma xương tại bệnh viện k (Trang 65 - 70)

Trong nghiên cứu, nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1, phù hợp với một số nghiên cứu khác về sarcoma xương của các tác giả trong nước như Lê Chí Dũng [2], Trần Văn Công [26], [5], [19], và Nguyễn Phi Hùng [10].

Bảng 4.12: So sánh kết quả nghiên cứu về giới của sarcoma xương. Nguồn: Trần Văn Công - 2009

L.C.Dũng N.P.Hùng T.V.Công 60,0% 61,6% 71,6% 40,0% 38,4% 28,4%

Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới: Homa và CS (1991) nghiên cứu tỷ lệ mắc sarcoma xương ở nam cao hơn ở nữ [59].

Nghiên cứu đa trung tâm EURAMOS - 1 (2005) gồm 2260 bệnh nhân trong đó tỷ lệ nam chiếm 59%, nữ 41% [4].

Nghiên cứu của Seung Hyun Kim (2017) gồm 210 BN tại Hàn Quốc, có 117 nam (55,7%) và 93 nữ (44,3%) [14].

Nghiên cứu của Choeyprasert W. và CS (2014) trên 70 BN tại Thái Lan, có 46 nam (65,7%) và 24 (34,3%) [60].

Nghiên cứu của Wei Zhang và CS (2016) trên 1277 BN tại Trung Quốc, có 821 nam (64,3%) và 456 nữ (35,7%) [61].

Nghiên cứu của Mikael Eriksson và CS (2017) trên 116 BN, có 59% nam và 41% nữ [62].

4.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi

Trong nghiên cứu, sarcoma xương thường gặp nhất ở độ tuổi 11-20 tuổi, chiếm 63%. Kết quả này phù hơp với các nghiên cứu khác ở trong nước cũng như quốc tế.

Bảng 4.13: So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi sarcoma xương. Nguồn: Trần Văn Công - 2009

Tác giả N (11-20 tuổi) L.C.Dũng N.P.Hùng T.V.Công V.T.Minh 69,3% 59,9% 60,0% 59,1%

Một số nghiên cứu trong nước cho kết quả phù hợp như nghiên cứu của các tác giả Lê Chí Dũng [2], Nguyễn Phi Hùng [10], Trần Văn Công [5], Võ Tiến Minh [3].

Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho thấy độ tuổi hay gặp nhất của sarcoma xương là độ tuổi đang trưởng thành tăng mạnh về chiều dài của xương. Gebhardt (2001) cho thấy sarcoma xương xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 10-20 [63]:

Picci cho thấy: tuổi mắc sarcoma xương trong khoảng 15-25 chiếm 75% các trường hợp, tuổi dưới 6 và trên 60 rất hiếm gặp [24].

Nghiên cứu đa trung tâm EURAMOS – 1 (2005) gồm 2260 bệnh nhân có tỷ lệ tuổi từ 10-19 là 75% [4].

Nghiên cứu của Choeyprasert W. và CS (2014) trên 70 BN, độ tuổi trung bình là 11,6 tuổi.

Nghiên cứu của Wei Zhang và CS (2016) trên 1277 BN, độ tuổi trung bình là 18,5 ± 10,1 tuổi [61].

Nghiên cứu của Mikael Eriksson và CS (2014) trên 116 BN, độ tuổi trung bình là 14 tuổi [62].

Như vậy hầu hết kết quả của các tác giả đều cho thấy lứa tuổi từ 11 đến 20 chiếm tỷ lệ cao trong bệnh sarcoma xương phù hợp với y văn và bệnh sinh của sarcoma xương xảy ra có liên quan đến tăng trưởng xương dài. Hiếm gặp ở trẻ em trước dậy thì, nhưng tăng lên sau dậy thì và đỉnh cao ở giữa 15-19 tuổi. Mối liên quan giữa sự tăng trưởng tuổi vị thành niên và phát triển u gợi ý rằng tỷ lệ tăng trưởng cao làm tăng nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể, dẫn tới hình thành u tân sinh. Hay xảy ra ở những xương dài tại những đầu các hành xương.

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên

Trong nghiên cứu, bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đầu tiên hay gặp nhất là đau kết hợp sưng nề và triệu chứng đau đơn thuần chiếm 91,4%, trong

đó đau kết hơp sưng nề cao hơn với 51,4%, triệu chứng đau đơn thuần chiếm 40%. Các triệu chứng khối u và gãy xương bệnh lý chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Nghiên cứu của Trần Văn Công (2009) trên 95 bệnh nhân cho kết quả triệu chứng lâm sàng đầu tiên hay găp nhất gồm đau đơn thuần và đau kết hợp sưng nề chiếm 82,1% trong đó đau đơn thuần 44,2% và đau phối hợp sưng nề 37,9%. Triệu chứng phát hiện khối u từ đầu 12,6%, gãy xương bệnh lý 2,1% [5]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi về triệu chứng lâm sàng đầu tiên chủ yếu là hai nhóm đau kết hợp sưng nề và đau đơn thuần. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Trần Văn Công thì tỷ lệ triệu chứng đau kết hợp sưng nề cao hơn còn đau đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp hơn. Nguyên nhân có thể do trong nghiên cứu của Trần Văn Công chọn lọc bệnh nhân chỉ ở giai đoạn II, còn nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân không phân biệt giai đoạn, bao gồm cả giai đoạn muộn hơn nên bệnh nhân đã có xuất hiện triệu chứng sưng nề. Hơn nữa cỡ mẫu trong nghiên cứu cũng nhỏ hơn.

Nghiên cứu của Võ Tiến Minh trên 190 bệnh nhân ung thư xương nguyên phát kết quả triệu chứng đầu tiên xuất hiện là đau đơn thuần 27,9%, khối u chiếm 31%, đau và khối u chiếm 40% [3].

Nghiên cứu có tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khối u thấp hơn so với kết quả của Võ Tiến Minh. Lý do có thể là đối tượng nghiên cứu của tác giả rộng hơn bao gồm tất cả ung thư xương nguyên phát. Trong các bệnh nhân ung thư xương nguyên phát gồm nhiều thể giải phẫu bệnh tiến triển chậm và các mức độ khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sarocma xương - là loại tiến triển nhanh, xuất hiện triệu chứng đau hoặc đau và sưng nề trước khi có u phát hiện được.

4.1.4. Thời gian diễn biến bệnh

tháng chiếm 61,8% các trường hợp. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong nước trước đây.

Theo kết quả của Nguyễn Phi Hùng (1997), thời gian có biểu hiện bệnh đến khi được chẩn đoán từ 1-3 tháng chiếm 50%, từ 4-6 tháng chiếm 28,3%, diễn biến trên 6 tháng là 21,6% [10].

Trong nghiên cứu của Trần Văn Công (2009), thời gian diễn biến bệnh dưới 1 tháng chỉ chiếm 2,1%, từ 1-3 tháng chiếm 63,2 %, 4-6 tháng chiếm 22,1%, trên 6 tháng chiếm 12,6% [5]. Như vậy, nghiên cứu của Trần Văn Công cũng cho thấy thời gian diễn biến bệnh hay gặp nhất là 1-3 tháng, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu trên cho thấy bệnh sarcoma xương có thời gian diễn bệnh nhanh, tương ứng với khả năng di căn nhanh và sớm. Điều này cũng phù hợp với sinh bệnh học của sarcoma xương vì đây là loại ung thư xương được xếp vào độ mô học cao.

Qua nghiên cứu ba đặc điểm về phân bố nhóm tuổi, triệu chứng lâm sàng đầu tiên và thời gian diễn biến bệnh, chúng tôi cho rằng đây là những đặc điểm lâm sàng quan trọng góp phần định hướng chẩn đoán. Khi có bệnh nhân đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, có triệu chứng đau xương hoặc đau xương kết hợp sưng nề, diễn biến bệnh nhanh, chúng ta cần nghĩ tới chẩn đoán sarcoma xương từ đó có những chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ sarcoma xương trước khi đưa ra những chẩn đoán về bệnh lành tính khác. Vì sarcoma xương là bệnh tiến triển rất nhanh và tiên lượng xấu nên cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

4.1.5. Vị trí tổn thương xương

Trong nghiên cứu, vị trí tổn thương xương hay gặp nhất là ở xương dài trong đó chủ yếu là xương đùi chiếm tỷ lệ 56%, xương chày 24%, các vị trí

còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong nước và thế giới.

Bảng 4.14: Vị trị tổn thương xương

Tác giả Xương đùi Chày Cánh tay Mác

Picci (1997)[24] N.P.Hùng (1998)[10] V.T.Minh (2000)[3] Ferrari (2001) [64] L.C.Dũng (2003)[2] T.V.Công (2008)[5] Choeyprasert W (2014)[60] Nghiên cứu này

53,0% 46,0% 40,9% 52,0% 52,3% 48,4% 40% 56% 26,0% 37,6% 36,4% 30,0% 29,6% 31,6% 34,2% 24% 13,0% 6,5% 11,8% 11,0% 7,7% 13,6% 7% 6,0% 3,2% 5,5% 5,0% 5,5% 6,4% 4%

Vị trí tổn thương xảy ra chủ yếu ở những xương có tăng trưởng mạnh về chiều dài phù hợp với sinh lý bệnh của sarcoma xương do xương dài là những xương có sự tạo xương mạnh mẽ trong giai đoạn thanh thiếu niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác dụng phụ của methotrxate liều cao trong điều trị sarcoma xương tại bệnh viện k (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)