CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp thu thập thông tin
Tác giả thu thập thông tin điều tra khảo sát, hiện trạng, các thông tin cần thiết phục vụ trong việc hoàn thành luận vân thông qua phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: Sau khi xây dựng được các giả thuyết, thang đo và
hình thành các bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành in các bảng câu hỏi gửi trực tiếp khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại cá dịa điểm kinh doanh của VIB. Địa điểm thu thập mẫu là 2 chi nhánh Quảng Ninh, Cẩm Pha và 5 phòng giao dịch Cửa Ông, Hạ Long, Bãi Cháy, Uông Bí và Hoàng Thạch.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu hỗn hợp, kết hợp theo thứ tự ưu tiên là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và phương pháp chọn mẫu phi xác xuất - lấy mẫu thuận tiện.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mẫu mà ở đó mỗi đối tượng nghiên cứu đều có cơ hội như nhau và độc lập để được chọn. Tác giả đánh số thứ tự tương ứng với họ tên khách hàng và quay số ngẫu nhiên để chọn lần lượt. Những số thứ tự từ 1 đến 250 tương ứng với tên khách hàng sẽ được lựa chọn để tiến hành khảo sát.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí, tác giả sử dụng phương pháp bổ sung bằng phương pháp thuận tiện – phi xác suất để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, nghĩa là có thể lựa chọn đối tượng để tiếp cận. Những khách hàng đến giao dịch hàng ngày tại Ngân hàng phù hợp với các tiêu chí đặt ra và chưa được khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản sẽ được lựa chọn khảo sát. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu. Do đó, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được ưu tiên sử dụng và có số mẫu chiếm tỷ lệ cao hơn phương pháp thuận tiện – phi xác suất.
Để sử dụng EFA cần kích thước mẫu lớn. Kích thước mẫu thường được xác định dựa vào 02 yếu tố, đó là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thông thường thì số mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Mô hình đo lường của tác giả bao gồm 33 biến quan sát, do vậy kích thước mẫu cần thiết là n = 165 (33 x 5). Bên cạnh đó để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fridell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:
m≥ 8n + 50
Trong đó: m là cỡ mẫu.
n là số biến độc lập trong mô hình.
Ở nghiên cứu này có 33 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là từ 165 đến 314. Tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp 250 khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB chi nhánh Quảng Ninh, kết quả thu về được 200 mẫu hợp lệ, đảm bảo theo yêu cầu, chứa đầy đủ thông tin cần thiết. Như vậy kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 200 mẫu hợp lệ.
Phương pháp gián tiếp: Tác giả đã tiến hành thu thập các thông tin về các vấn
đề liên quan đến dịch vụ thẻ tín dụng tại VIB chi nhánh Quảng Ninh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng, báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh VIB Quảng Ninh, báo cáo cuối năm của khối dịch vụ khách hàng qua các năm, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ khách hàng tại chi nhánh.