Khái quát về kinh tế thương mại của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Khái quát về kinh tế thương mại của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn bao gồm 50 tiểu bang và một quận liên bang. Hoa kỳ có diện tích lớn thứ tư thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. Hoa Kỳ có cị trí giao thương vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mexico, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương.

Về dân số, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 15/05/2019, dân số của Hoa Kỳ là 328.796.301 người, chiếm 4,34% dân số thế giới. Hoa Kỳ có lượng dân số dồi dào, thành phần nhập cư phong phú, đa dạng về chủng tộc và văn hoá. Chính vì thế, người dân Hoa Kỳ cũng có những nhu cầu về các mặt

hàng tiêu dùng hết sức đa dạng từ những mặt hàng tiêu dùng rẻ tiền cho đến những mặt hàng xa xỉ. Hơn nữa, Hoa Kỳ phát triển theo hướng thúc đẩy sản xuất, hàng hoá luôn luôn đổi mới theo thời gian . Vì thế Hoa Kỳ luôn là một thị trường lớn, có tầm quan trọng đặc biệt với vai trò là một điểm đến của các sản phẩm sản xuất. Việc tạo dựng và duy trì được mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của nước đó lên cao, đem lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước.

Về kinh tế, Hoa kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp từ tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển tốt, hiệu suất sao. Hoa Kỳ trong nhiều năm gần đây luôn là một nền kinh tế hàng đầu xét theo các yếu tố như tổng GDP, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người.

Theo số liệu thống kê năm 2018, GDP của Hoa kỳ đạt 20.494,05 tỷ USD, chiếm 24,18% tổng GDP toàn thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc với GDP tổng là 13.407,398 tỷ USD, chiếm khoảng 15,82% trong toàn GDP của thế giới và còn cao hơn tổng GDP của khối EU với GDP bằng 18.750,052 tỷ USD chiếm 22,13% GDP toàn thế giới. Từ đó có thể thấy qua các năm, Hoa Kỳ vẫn giữ được vị thế đứng đầu thế giới của mình trên thị trường thế giới, đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP của toàn thế giới.

Bảng 2.1: Giá trị GDP của Hoa Kỳ và một số nước giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị: Tỷ Đô la Mỹ 2015 2016 2017 2018 Trung Quốc 11.226,19 11.221,84 12.062,28 13.407,4 Nhật Bản 4.389,476 4.926,668 4.859,951 4.971,929 Hoa Kỳ 18.219,3 18.707,15 19.485,4 20.494,05 EU 16.451,72 16.561,25 17.364,68 18.750,05 Thế giới 74.689,45 75.734,64 80.144,58 84.740,32

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế -

https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPD@WEO/WEOWORLD/EUQ/EU/ CHN/JPN/USA )

Về tốc độ tăng trưởng, sau khi xảy ra cuộc chiến khủng hoảng kinh tế năm 2008 và giai đoạn phục hồi năm 2008 – 2009, GDP của Hoa Kỳ và thế giới có phần ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong giai đoạn sau khủng hoảng khoảng từ 1,6% - 2,9% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thế giới là khoảng 3,3% - 4,3% cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang có dấu hiệu phát triển chậm lại. Gần đây nhất là năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đạt 2,9% trong khi thế giới đạt 3,6%.

Sơ đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ và thế giới giai đoạn 2015 - 2018

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế -

https://www.imf.org/external/datamapper/NGDP_RPCH@WEO/WEOWORLD/US A )

Về thu nhập bình quân đầu người, Hoa Kỳ có mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2015 – 2018 khá ổn định với mức trung bình 3%. Năm 2018, GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ đạt 62.605,592 USD đứng thứ 10 trên thế giới sau Hồng Kông với hơn 64.000 USD. Tuy nhiên so với nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU thì Hoa Kỳ có mức GDP bình quân đầu người khá cao với mức tăng trưởng ổn định. Điều này dẫn đến mức sống của người dân Hoa Kỳ cũng có những đòi hỏi nhất định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

United States World

Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người (PPP) của một số quốc gia giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị: USD 2015 2016 2017 2018 Trung Quốc 14.371,95 15.416,76 16.682,42 18.109,81 Nhật Bản 40.458,24 41.155,25 42.818,69 44.227,16 Hoa Kỳ 56.770,40 57.876,63 59.895,00 62.605,59 EU 38.514,36 39.642,59 41.393,70 43.148,02

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của quỹ tiền tệ quốc tế -

https://www.imf.org/external/datamapper/PPPPC@WEO/WEOWORLD/USA/CHN/ JPN/EU )

Về ngoại thương, Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới cả về hàng hoá và dịch vụ.

Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu – nhập khẩu và cán cân thương mại của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: Triệu USD

Xuất khẩu Nhập khẩu

Cán cân thương mại 2015 1.502.571 2.315.301 -812.730 2016 1.451.010 2.250.152 -799.142 2017 1.546.274 2.408.475 -862.201 2018 1.663.982 2.614.223 -950.241

( Nguồn: Dữ liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới -

Tính đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 1,66 nghìn tỷ USD tăng 7,6% so với năm 2017. Thị trường xuất khẩu chính của Hoa Kỳ tập trung vào Trung Quốc, Canada, Đức, với các mặt hàng chủ yếu là máy bay, tàu vũ trụ, và những sản phẩm Hoa Kỳ có thế mạnh.

Tình hình nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2018 là hơn 2,6 nghìn tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2017. Thị trường nhập khẩu chính của Hoa Kỳ hiện tại là Trung Quốc, Đức, Nhật với mặt hàng chính là ô-tô, dầu thô.

Có thể thấy trong các năm qua Hoa Kỳ vẫn là một nước nhập siêu với thâm hụt cán cân thương mại trong giai đoạn 2015 – 2018. Tính đến hết năm 2018, thâm hụt cán cân thương mại đạt hơn 950 tỷ USD. Đây là một con số khá lớn đối với nên fkinh tế đứng đầu thế giới, cho thấy Hoa Kỳ là một thị trường có nhu cầu lớn và tiềm năng để các quốc gia có thể xuất khẩu các sản phẩm có thể mạnh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)