Đối với mặt hàng da giầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 52 - 54)

6. Kết cấu luận văn

2.3.3. Đối với mặt hàng da giầy

Riêng sản phẩm giầy dép cũng đã xuất được 3,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 12% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đối với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc ở cả hai nhóm may mặc và giày dép. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường may mặc Hoa Kỳ. Điều này cho thấy, thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt cũng đã rất chú trọng đến chất lượng, giá cả và những điều kiện về hàng hóa xuất khẩu.

sự thay đổi thần tốc về nâng cao năng suất lao động và khoa học công nghệ, cạnh tranh về nhân công giá rẻ không còn là lợi thế mà dần chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong đó, ngành da giày Việt Nam đã có những thay đổi nhằm đáp ứng với các Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đặt ra. Ví dụ : Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Việt Á Châu ở Tp. Hồ Chí Minh là một điển hình trong việc đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển. Doanh nghiệp này đã đầu tư máy scan và in 3D để phục vụ làm khuôn. Hình thức đầu tư này đã giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xuống 10 ngày riêng cho khâu làm khuôn, đồng thời giảm đáng kể thời gian giao hàng.

Việc đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn nhưng cần thiết vì giúp thay thế một phần lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và kiểm soát tốt độ đồng đều của sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần nghiêm túc thay đổi tầm nhìn và quá trình đầu tư. Từ đó, đáp ứng với yêu cầu kỹ thuật của Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được rất nhiều từ Biện pháp kỹ thuật từ Hoa Kỳ và từ đó tuân thủ quy định về các Biện pháp kỹ thuật đó và áp dụng tại Việt nam nhằm phát triển ngành da giày Việt Nam. Nâng cao việc tuân thủ và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng của người lao động cũng như tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tốt hơn…

Dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị của ngành da giày vẫn thấp, chỉ chiếm 20-25% chuỗi giá trị. Vì thế, không chỉ có vai trò đào tạo, phổ biến xu hướng thiết kế và công nghệ sản xuất mới trên thế giới, tại trung tâm này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng được tiếp cận các máy móc mới, hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm… Đồng thời đã và đang là thách thức với ngành da giầy khi phải liên tục thay đổi và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra trong thực tế. Ngoài ra, hạn chế về trung tâm nghiên cứu và phát triển từ trước đến nay là một bài toán khó đối với doanh nghiệp Việt. Do đó, chỉ có làm chủ được khâu nghiên cứu và phát triển thì doanh nghiệp Việt mới nâng cao đáng kể giá trị trong cả chuỗi giá trị toàn ngành. Một hạn chế đáng kể là khả năng tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, đến từ nguồn nhân lực, bao gồm chất lượng đào tạo công nghệ sản xuất, thiết kế chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 52 - 54)