Đánh giá về thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 61 - 64)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá về thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đố

hàng xuất khẩu của Việt Nam

Biện pháp kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng trong thương mại rất đa dạng, đối với mỗi đối tượng, mỗi nhóm hàng cụ thể thì sẽ có những đạo luật, những tiêu chuẩn riêng. Các biện pháp kỹ thuật này thường xuyên thay đổi để đáp ứng kịp thời sự thay đổi trong thương mại, cũng như trong chính sách ngoại giao từng thời kỳ. Các biện pháp kỹ thuật là những quy định, tiêu chuẩn không thể thiếu trong thương mại của các nước phát triển, nhưng cũng là những trở ngại cho các nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ , đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam.

Những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật này đã trở thành vấn đề đáng được quan tâm của nền kinh tế nước ta những năm qua, đặc biệt khi hàng loạt các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị từ chối, ách lại do không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ hay các doanh nghiệp không biết lý do bị huỷ mã số kinh doanh đã đăng ký với FDA. Một vài tác động được kể như sau:

Thứ nhất, các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đang áp dụng đã làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các công nghệ cũng như hệ thống quản lý tiên tiến vào sản xuất. Do đó làm tăng giá thành sản xuất lên rất nhiều. Việc nắm bắt đầy đủ và kỹ lưỡng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật này còn là một trong những thách

thức đối với Việt Nam. Việc vận dụng và duy trì các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn theo quy định cũng tiêu tốn một khoản chi phí đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, không tập trung.

Thứ hai, các biện pháp kỹ thuật gây ra các ảnh hưởng về uy tín của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, liên đới tới uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. Trong trường hợp do vô tình không biết và các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định mới của Hoa Kỳ, sẽ có nguy cơ bị cảnh báo chung và làm giảm uy tín chung của các doanh nghiệp xuất khẩu với đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín và rất khó để có thể lấy lại được vị thế của mình trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Điều này còn gây ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia thông qua các sản phẩm xuất khẩu tới Hoa Kỳ bị ách lại.

Thứ ba, các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ sẽ gây khó khăn đối với đời sống người lao động Việt Nam, đặc biệt là những người trực tiếp làm sản xuất. Trong đợt cá basa, tôm, hàng thuỷ sản nói chung của Việt Nam đã gây ra tâm lý lao đao, lo lắng cho những người nuôi trồng thuỷ sản. Điều này khiến cho một lượng lớn lao động phải đi tìm việc mới, gây mất cân đối ngành nghề.

Thứ tư, bên cạnh những tác động tiêu cực thì các biện pháp kỹ thuật trong thương mại cũng có những tác động tích cực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam có những kinh nghiệm và tăng cường nghiên cứu, tiếp cận thị trường, càng ngày càng đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Trong quá trình tìm hiểu thị trường mới, các doanh nghiệp sẽ gặp những biện pháp kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đặt ra, từ đó doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tìm cách để đáp ứng được những biện pháp kỹ thuật đó. Từ đó làm nâng cao năng lực cạnh tranh, dần đưa sản phầm đạt chuẩn quốc tế, giúp cho sản phẩm có thể thâm nhập vào những thị trường khó tính nhất. Điều này không những giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng cũng sẽ được sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây, việc thực hiện các quy định về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng được thực hiện nghiêm túc trong thực tế và được triển khai thực hiện trên phương diện lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện và giáo dục về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các đối tượng này đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa và mục đích mà pháp luật về Biện pháp kỹ thuật mà Hoa Kỳ đã ban hành. Việc thực hiện các Biện pháp kỹ thuật trong thực tế trong một số ngành hàng tại nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho cộng đồng nói riêng.

Tuy nhiên, đối với một số ngành hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ vào thực tiễn cho các mặt hàng xuất khẩu. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được cấp có thẩm quyền triển khai kịp thời cho các doanh nghiệp dẫn đến việc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện trong thực tế. Ở một số địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm thẩm quyền và bản thân các chủ thể doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự quan tâm tới công tác tuyên truyền và phổ biến biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là do hệ thống các quy định pháp luật về nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới của Việt Nam chưa được hoàn thiện; cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý chưa làm tròn trách nhiệm theo quy định của pháp luật về vấn đề này; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ. Do đó, quá trình áp dụng các Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, vẫn xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về Biện pháp kỹ thuật dẫn đến việc các mặt hàng xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu và trả lại.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)