6. Kết cấu luận văn
2.3.1. Xu hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế
thế giới
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mở rộng và hoàn thiện hơn. Xu hướng phát triển các rào cản trong thương mại quốc tế cũng thay đổi. Thuế quan sẽ giảm nhưng chủ yếu ở một số sản phẩm sẽ có mức thuế suất thấp. Thuế quan bình quân sẽ được cắt giảm theo lộ trình đã cam kết khi thành lập WTO. Sự phát triển của các khu vực thương mại tự do làm xuất hiện các rào cản mới cho các nước không phải thành viên. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng ngày càng tinh vi hơn
làm phát sinh chi phí cho kiểm tra và thay đổi công nghệ sản xuất.
Trong các năm gần đây, ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế. Điều này tác động rất lớn đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về an toàn trong sử dụng thông qua chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ vai trò này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện các chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng không chỉ trong thương mại trong nước mà còn ở thương mại quốc tế.
Khi một doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài, ngoài việc sản phẩm đó có đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật tại nước sở tại, sản phẩm đó còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu. Đây là yếu tố chính quyết định đến việc sản phẩm của doanh nghiệp đó có được phép nhập khẩu và có được người tiêu dùng của nước nhập khẩu chấp nhận hay không.
Vấn đề này đưa ra một yêu cầu đó là đồng bộ hoá các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia khác nhau trên thế giới tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn cho việc dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật ra các ngôn ngữ khác nhau, chi phí thuê chuyên gia để giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, chi phí sửa đổi, đồng bộ các sản phẩm của các quốc gia. Tất cả những vấn đề này sẽ tiêu tốn một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian.
Để giải quyết những khó khăn này cũng như có thể mở rộng mục đích áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cần có một văn bản quốc tế chung về quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hiện tay, có mười xu hướng đối với các biện pháp kỹ thuật đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng:
- Xu hướng 1: Chuyển đổi từ các biện pháp tự nguyện sang nguyên tắc bắt buộc. Trước đây có rất nhiều các tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 1400, các chứng nhận về chất lượng, môi trường,… được áp dụng trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, những biện pháp tự nguyện này đã trở thành những nguyên
tắc bắt buộc, là điều kiện cần để một sản phẩm có thể tồn tại trên thị trường.
- Xu hướng 2: Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư: Phạm vi TBT có khuynh hướng ngày càng rộng hơn, bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất và dần mở rộng sang thương mại. Hiện tại TBT đã mở rộng từ thương mại hàng hoá đến các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, thông tin, đầu tư và sở hữu trí tuệ, …
- Xu hướng 3: Phát triển cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức sống, các tiêu chuẩn kỹ thuật mới sẽ được nâng lên. Điều này có thể thấy qua việc Bộ Y tế và phúc lợi xã hội Nhật năm 202 đã quyết định thực hiện gần 200 tiêu chuẩn mới về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu.
- Xu hướng 4: Mở rộng từ các sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động: Như hệ thống an toàn thực phẩm HACCP ( Hazard Analysis and Critical Control Point System) nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.
- Xu hướng 5: Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuyếch tán: Các biện pháp TBT luôn tạo ra phản ứng dây chuyền, mở rộng từ một sản phẩm sang tất cả các sản phẩm có liên quan, từ một quốc gia đến một số quốc gia thậm chí toàn thế giới. Một ví dụ điển hình như đầu năm 2002, EU cấm nhập khẩu tôm Trung Quốc vì dư lượng Chloramphenicol, sau đó lệnh cấm này được mở rộng tới hơn 100 sản phẩm khác. Biện pháp này nhanh chóng được các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Hungary, Nga áp dụng theo.
- Xu hướng 6: tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế: Để bảo vệ ngành thương mại từ các TBT bất hợp lý, WTO đã lập ra Luật về thực hành tốt, yêu cầu tất cả các thành viên tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
- Xu hướng 7: Các nước đang phát triển đẩy mạnh TBT.
- Xu hướng 8: Kết hợp biện pháp kỹ thuật và vấn đề bằng sáng chế. Hiện Hoa Kỳ và EU một mặt yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do họ đưa ra, mặt khác yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải
chi trả chi phí bằng sáng chế rất cao nếu muốn xuất khẩu các sản phẩm đã đăng ký bản quyền.
- Xu hướng 9: Biện pháp kỹ thuật về an toàn tiêu dùng ngày càng khắt khe: Khi người tiêu dùng càng ý thức hơn về sức khoẻ và an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu dùng càng trở lên chặt chẽ, chủ yếu liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,…
- Xu hướng 10: Phối hợp các TBT, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan: Toàn cầu hoá dẫn tới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khiến nhiều nước kết hợp nhiều biện pháp kỹ thuật để bảo hộ mậu dịch.