Quan điểm xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 64 - 67)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1. Quan điểm xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay thì cùng với sự biến đổi của tình hình trong và ngoài nước đã và đang tác động lên hoạt động kinh tế thương mại của mỗi quốc gia, đặc biệt là sự biến động của các nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Sự biến động của các nền kinh tế lớn như Trung quốc, Hoa Kỳ, sự trỗi dậy của một số quốc gia trên thế giới và đặc biệt là những diễn biến khó lường và đa chiều nhất từ trước tới nay trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Nổi bật là cuộc xung đột thương mại trực diện, ngày càng khốc liệt qua nhiều đợt áp thuế, nay đã mở rộng tới quy mô chưa từng có với Trung Quốc và chưa có hồi kết hay quan điểm của Hoa Kỳ đối với hệ thống thương mại đa biên do WTO đại diện cũng ngày càng gay gắt. Đặc biệt là Hoa Kỳ đã có những thay đổi quan trọng trong chính sách xuất nhập khẩu và siết chặt đối với một số mặt hàng sản phẩm như nông sản, thủy sản, hàng điện tử, dệt may, da giầy ...từ những thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Đối với Việt Nam, mặc dù thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính và có sự bảo vệ nghiêm ngặt bằng các quy tắc, quy định có liên quan đến hoạt động nhập khẩu nhưng trước tiềm năng của thị trường này đã tạo điều kiện không nhỏ cho sự phát triển một cách đồng bộ và là thị trường góp phần thu nhập lại các tỷ suất xuất khẩu, nguồn ngoại tệ lớn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, trước tình hình đó, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã luôn theo sát tình hình, chủ động, phối hợp với Hoa Kỳ tiếp tục duy trì quan hệ đối thoại về chính sách kinh tế, thương mại, xây dựng bầu không khí thuận lợi cho các bước hợp tác mới. Phía Việt Nam đã tích cực trao đổi với các đối tác Hoa Kỳ, một mặt, đấu tranh, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc phòng vệ thương mại, mặt khác, thúc đẩy triển khai các biện pháp tháo gỡ các biện pháp kỹ thuật, mở cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Song song đó, hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ Doanh nghiệp kết nối bạn hàng, tiếp cận thị trường tiếp tục được đẩy mạnh, không chỉ ở những nhóm ngành hàng truyền thống, mà còn mở ra những lĩnh vực hợp tác mới như cơ khí, chế tạo phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương của Chính phủ. Với nỗ lực của cộng đồng Doanh nghiệp và các biện pháp hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong năm các nămg tiếp theo. Trong đó, những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm của các năm tiếp theo được xác định là các mặt hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, đồ gỗ, nông sản, thủy sản.

Để thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì công tác nghiên cứu chính sách, thị trường, cập nhật thông tin, theo dõi chặt chẽ các động thái của Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ liên quan đến các luật, chính sách, biện pháp thương mại, đặc biệt là các quy định ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ là điều hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, trong công tác xúc tiến thương mại, các cơ quan và doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu thông tin, phối hợp, hỗ trợ các bộ, ngành, hiệp hội trong nước tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành có uy tín, trong những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng XK như nông, thủy sản, dệt may, da giày. Nhiều Doanh nghiệp tham gia đã đạt kết quả thiết thực với các đơn hàng lớn và tiếp xúc, kết nối được với nhiều bạn hàng tiềm năng, cập nhật các xu hướng mới của thị trường.

Thông qua các kênh trao đổi truyền thống cũng như các công cụ giao dịch điện tử, Thương vụ đã tiếp nhận và kết nối cơ hội giao thương giữa các Doanh nghiệp , nhà nhập khẩu Hoa Kỳ với các Doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như dệt may, thủy sản, gạo, sản phẩm dừa, đồ gỗ, hàng cơ khí, chế tạo, hóa chất, hóa Hoa Kỳ phẩm, dây cáp điện, thiết bị điện tử, bán dẫn…

Chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó, lợi thế về cải cách thể chế chính trị, nguồn nhân lực cũng như điều kiện thủ tục đang từng bước thay đổi là cơ sở tốt để doanh nghiệp hai bên bổ sung, tạo lợi thế tốt

cho nhau trong quá trình hợp tác. Để từ đó khẳng định Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới.

Đồng thời, đưa ra nhận định một số ngành hàng như thủy, hải sản, nông sản thực phẩm, các quy định, quy chuẩn khắt khe đối sản phẩm nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, giảm lợi thế cạnh tranh. Song, về lâu dài đây lại là yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững nếu biết chủ động thích nghi, kiên trì giữ thị trường, thực hiện nghiêm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó, sự chuyển hướng sang các thị trường dễ tính chỉ là giải pháp nhất thời, không mang tính bền vững, lâu dài - nhất là đối với những doanh nghiệp đã tạo được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ.

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nên xác định đối tượng hỗ trợ là những doanh nghiệp có đủ năng lực thích ứng với thị trường, duy trì quan hệ đối tác, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển bền vững.

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu bền vững vào Hoa Kỳ, các cơ quan Chính phủ và cộng đồng Doanh nghiệp cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ tạo môi trường chính sách thuận lợi, ổn định, nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu, tận dụng tốt hệ thống phân phối, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Trong nỗ lực chung này, với sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực thực hiện nhiệm vụ tiền tiêu phục vụ phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ngoài ra, cần nắm bắt nhanh, kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ để có những giải pháp thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, chiến lược kinh doanh nhằm duy trì ưu thế xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời, Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xây dựng hệ thống pháp lý công bằng, minh bạch. Đây là yếu tố then chốt để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 64 - 67)