Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Liên hệ với Việt Nam thì thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về ứng phó với Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ thì ta có một số bài học kinh nghiệm đối với hoạt động này như sau:

Thứ nhất, Các ngành chức năng cần rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới công tác quản lý Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được hiện thực hoá trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản toàn bộ các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước pháp quyền thì việc xây dựng, tuân thủ và thực hiện pháp luật là điều rất quan trọng. Thông qua pháp luật thì nhà nước ta thực hiện chức năng quản lý nhà nước và dùng pháp luật như là một công cụ quan trọng trong quá trình này. Nước ta đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu bởi nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, quyền và lợi ích của nhân dân luôn được nhà nước ta quan tâm chú ý. Vấn đề tuân thủ quy định về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ cũng được xây dựng trên nguyên tắc này.

Có thể nói rằng việc xây dựng và ban hành các quy định là thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, song đây cũng là việc thể hiện quyền và lợi ích cho các đối tượng được pháp luật điều chỉnh. Một bước tiến quan trọng của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này đó là việc ban hành hệ thống quy định về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và kiểm soát hoạt động xuất khẩu các mặc hàng và đáp ứng với yêu cầu của các Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ, qua đó đã điều chỉnh một cách sâu sát đến vấn đề này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận

một cách khách quan rằng, hiện nay các quy định về vấn đề này còn tản mạn và quá trình thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và thực hiện các quy định của Biện pháp kỹ thuật của Hoa kỳ ở nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu…Đứng trước yêu cầu đó thì việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về vấn đề này cần được cấp bách thực hiện.

Thứ hai, đẩy nhanh công tác quy hoạch và quản lý các mặt hàng xuất khẩu và thực hiện đúng quy chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không để hoạt động về sản xuất cung ứng các mặt hàng xuất khẩu trong thực tế ở nước ta đi vào thực tiễn có hiệu quả, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; Nghiên cứu và tham mưu để chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực thực hiện quy định về các Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ. Tại địa phương, tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch nguồn cung cấp sản phẩm đáp ứng với yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và đề xuất chính quyền địa phương bố trí kinh phí cho các dự án đang thực hiện; đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định đánh giá, phân loại các cơ sở theo tiêu chí được quy định trình các cơ quan NN ban hành danh mục cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, môi trường và an toàn được hưởng hỗ trợ theo quy định hiện hành.

Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan trong việc thanh tra giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ nói riêng và các tiêu chuẩn của nước ta, các quốc gia trên thế giới nói chung ở nước ta hiện nay. Các tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật. Từng bước nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội

ngũ cán bộ quản lý; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý, đảm bảo việc thực hiện Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ nói chung.

Thứ tư, tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ thể trong việc thực hiện Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý về đối với việc thực hiện các Biện pháp kỹ thuật trong các lĩnh vực, mặt hàng xuất khẩu. Có thể nói, các quy định Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý trong công tác quản lý về hoạt động xuất khẩu một cách hợp lý trong xã hội hiện nay. Việc xác định đặc điểm có liên quan đến an toàn thực phẩm qua công tác ứng phó với Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi các các cá nhân, tổ chức trong việc xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu khách quan của công tác quản lý nhà nước nói chung. Ngoài ra, với những quy định về vấn đề này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ được pháp luật điều chỉnh. Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy định về an toàn thực phẩm Biện pháp kỹ thuật đã phần nào phát huy vai trò và có tác động lớn trong việc góp phần cho sự phát triển cho kinh tế - xã hội của nước ta. Trong tương lai, pháp luật về an Biện pháp kỹ thuật với những quy định rõ ràng hơn sẽ tạo thuận lợi cho các bên, tạo hành lang pháp lý trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hi vọng, những quy định về trong lĩnh vực này sẽ được áp dụng một cách tốt hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, hình thành nên một nền tảng pháp lý trong lĩnh vực về quản lý chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, giúp nền kinh tế nước ta phát triển, phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 73 - 75)