Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 67 - 68)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng, bức tranh xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nếu không được tháo gỡ, sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ, bởi vì độ mở của nền kinh tế Việt Nam hiện rất lớn và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hàng hóa xuất khẩu phải được đi thẳng, chi phí vận chuyển. Trong quá trình tiếp cận khách hàng ở nhiều nước khác nhau, tham gia nhiều thị trường quốc tế, chúng tôi hiểu ra rằng nếu tiếp tục xuất khẩu những sản phẩm ở phân khúc thấp và phải phụ thuộc vào một, hai thị trường thì rất khó cho doanh nghiệp phát triển. Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi từ những thị trường khó tính, chúng tôi đã xây dựng lại chuỗi giá trị với các doanh nghiệp được nhiều nước công nhận. Đây chính là giấy thông hành để sản phẩm của các doanh nghiệp có mặt tại các thị trường ở phân khúc cao hơn.

Hiện nay, trong những năm những khó khăn trong thương mại toàn cầu năm nay và những năm tiếp theo luôn hiện hữu do căng thẳng ở nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có nguy cơ của một cuộc chiến thương mại. Các nước nâng các tiêu chuẩn, đặc biệt đối với nông sản, thực phẩm, kể cả quy định về đánh bắt thủy sản hợp pháp, truy xuất nguồn gốc, dư lượng kháng sinh, bảo vệ thực vật ngày càng khắt khe hơn. Cần chú trọng và lên án mạnh mẽ những cơ sở sản xuất, người dân làm bừa, làm ẩu, vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến uy tín lâu dài của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ, cụ thể là tiểu bang nào thì phải tìm hiểu luật, những quy định tại tiểu bang đó, cũng như luật Liên bang có liên quan. Ngoài ra, xu hướng bảo hộ thông qua việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn mới, có tính phức tạp về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông-lâm- thủy sản cũng ngày càng được Hoa Kỳ tăng cường áp dụng.

Đồng thời với các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ vừa được công bố sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam, nên việc duy trì mức kim ngạch hiện tại, hay thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này không phải dễ dàng. Đối với các Doanh nghiệp nói chung thì cần tiến hành các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm chất lượng.

Việt Nam cần thiết tập trung vào các nhóm hàng chủ lực. Do đó, công tác xúc tiến xuất khẩu cần tập trung vào các mặt hàng công nghiệp chủ lực, cùng định hướng xúc tiến xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản. Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hướng bám sát các quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng được cơ hội ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường mà các FTA mang lại.

Cần tiếp tục rà soát, đánh giá tác động của việc ký kết, thực thi các FTA đối với từng ngành để điều chỉnh chiến lược phát triển ngành cho phù hợp, xử lý nhanh nhạy, thông tin kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp những vấn đề cấp bách nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết. Tăng cường cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát nguồn cung xuất khẩu, quy hoạch sản xuất theo hướng kiểm soát, điều tiết được lượng cung từng chủng loại sản phẩm, sản xuất gắn với tín hiệu thị trường. Để nâng cao chất lượng các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định hợp lý của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và giải pháp cho việt nam trong việc ứng phó (Trang 67 - 68)