6. Kết cấu luận văn
2.3.2. Đối với mặt hàng dệt may
Hiện nay, những quy định về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với những sản phẩm là hàng dệt may bao gồm:
* Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phải có tem, mark, mã theo quy định tại "Textile Fiber Products Identification Act", trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của luật này:
- Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phẩm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác".
- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ có thể được ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này được gửi đến FTC.
- Tên của nước nơi đã gia công hoặc sản xuất.
Chính vì những quy định khắt khe này nên các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi vì thiếu hiểu biết, hay ít cập nhật thông tin, hoặc do đơn đặt hàng của các đối tác Hoa Kỳ không yêu cầu rõ ràng về mẫu mã, bao gói của sản phẩm, dẫn đến hàng loạt các sản phẩm dệt may của Việt Nam bị hải quan Hoa Kỳ trả về.Và người chịu mọi thiệt thòi ở đây không ai khác chính là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đây cũng là những hiện tượng thường thấy, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
các sản phẩm nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ.
* Quy định về thương hiệu, nhãn hiệu và bản quyền
Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Hoa Kỳ hoặc nước ngoài, sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Một bản sao đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ sẽ phải nộp cho Uỷ ban Hải quan và được lưu giữ theo quy định. Cục Hải quan Hoa Kỳ cũng có những quy định tương tự đối với các chuyến hàng mang các tên thương mại trái phép. Các thương hiệu phải được đăng ký tại Hải quan theo quy định.
Việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn hiệu thương mại gốc thuộc sở hữu của một công dân hoặc một công ty Hoa Kỳ bị coi là trái phép nếu không được sự đồng ý của người chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Hoặc không phải là công ty chính hay chi nhánh của công ty đó, hoặc có chung quyền sở hữu nhãn hiệu đó, tuy nhiên nhãn hiệu này, phải được đăng ký với Hải quan.
"Nhãn hiệu giả" là một nhãn hiệu giống hệt hoặc gần giống hệt với một nhãn hiệu đã đăng ký. Hàng nhập khẩu có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công quỹ liên bang hoặc chính quyền địa phương, hoặc chuyển cho các cơ quan từ thiện, hoặc bán đấu giá nếu trong vòng một năm không có cơ quan nào cần sử dụng. Tuy nhiên, luật pháp cũng châm chước cho một số mặt hàng nhất định đi theo người vào Hoa Kỳ là hàng cá nhân sử dụng, không phải hàng để bán.
Phần 602 (a) thuộc Copyright Act năm 1976 quy định rằng nhập khẩu vào Hoa Kỳ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của người có bản quyền và vi phạm luật bản quyền sẽ bị bắt giữ và tịch thu,các bản sao sẽ bị huỷ. Tuy nhiên các hàng hoá này có thể được trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thích đáng cho cơ quan hải quan là hàng không phải cố tình vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ quan hải quan Hoa Kỳ (US Custom Service) bảo vệ quyền phải tới văn phòng bản quyền (US copyright Offfice) và đăng ký với hải quan theo các quy định hiện hành.
những vấn đề liên quan đến thương hiệu, nhãn hiệu và bản quyền mới được các doanh nghiệp quan tâm đến một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, sự chú ý này chỉ thường diễn ra ở các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu rộng. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam những hiểu biết về thương hiệu, về bản quyền vẫn còn là một khái niệm khó hiểu và vẫn còn rất xa vời. Chính những nhận thức sai lệch, chủ quan đó mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn thường xuyên phải gánh chịu những thiệt thòi không đáng có.
Rất nhiều các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ dưới một cái tên rất Việt Nam. Nhưng khi các sản phẩm ấy được bày bán trên thị trường lại dưới một cái tên khác hoàn toàn. Như vậy trong trường hợp này phía Việt Nam sẽ đương nhiên phải chấp nhận cái danh là nhà gia công, chứ không còn là người sản xuất và cung ứng chính thức của mặt hàng này.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn lấy lại thương hiệu đó thì trước hết phải được sự chấp nhận của phía doanh nghiệp Hoa Kỳ. Những cái mất không đáng mất ấy đôi khi cũng khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhiều phen khốn đốn.
* Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier)
Bất kỳ một quá trình sản xuất công nghiệp nào đều phát sinh chất thải và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Mức độ phát thải, về lượng cũng như mức độ ô nhiễm của một quá trình sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên liệu đầu vào, quản lý sản xuất, công nghệ, thiết bị, mức độ tận dụng và tái sử dụng chất thải…
Ở nước ta, sản xuất sạch hơn được đưa vào áp dụng từ năm 1996 và triển khai từ năm 1998 tập trung ở một số ngành công nghiệp như giấy, dệt - nhuộm, thực phẩm (chế biến thuỷ sản và bia), vật liệu xây dựng và gia công kim loại với trên 130 doanh nghiệp thuộc 28 tỉnh và thành phố và bước đầu mang lại những lợi ích kinh tế và môi trường thông qua tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hoá chất, nước, giảm thiểu chất thải trong sản xuất
Thực chất, tiêu chuẩn Greentrade Barrier - tiêu chuẩn thương mại “xanh”, cũng chính là một biện pháp kỹ thuật thương mại xanh. Biện pháp kỹ thuật thương mại xanh được áp dụng đối với hàng may mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, bắt buộc các nhà xuất khẩu phải tuân thủ. Như vậy là, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được rỡ bỏ và một số tiêu chuẩn được các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật... áp dụng, thì biện pháp kỹ thuật thương mại “xanh” là một thách thức, trở ngại lớn đối với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường nói trên.
Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức độ độc hại của tất cả các dòng thải trước khi ra khỏi quá trình. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn tập trung làm giảm các tác động tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm kể từ khi khai thác nguyên liệu thô đến khi thải bỏ cuối cùng. Sản xuất sạch hơn yêu cầu từng bước cải tiến công nghệ hiện có và dần thay thế bằng những công nghệ tốt và công nghệ sạch.
Năm 2017, theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam thì có hơn 130 doanh nghiệp triển khai sản xuất sạch hơn là quá nhỏ so với số doanh nghiệp hiện có trong cả nước. Trong khi ấy, tiềm năng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp Việt Nam là rất lớn và tiềm năng giảm lượng chất thải và chất ô nhiễm môi trường cũng rất cao: tiết kiệm điện năng 20 – 50%, tiết kiệm nước 40 – 70%, giảm hiệu ứng nhà kính 20 – 25%, giảm các chất độc hại tạo thành chất thải nguy hiểm 50 – 100%…
Một thực tế đặt ra đối với ngành Dệt May Việt Nam là cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm áp dụng đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm - hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm và các hóa chất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động và thậm chí đến cả người sử dụng sản phẩm. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau. Trong hồ sợi, ngày càng sử
dụng nhiều hóa chất độc hại đến nguồn nước, làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000-8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bông kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt-nhuộm hiện nay, có khoảng 300-400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3-4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700-800 mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Để giải quyết được tình trạng trên, đòi hỏi trước tiên vẫn là ý thức của nhà sản xuất trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh xanh sạch trong sản xuất. Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hóa chất, chất trợ, từng mẫu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm đều có. Thay thế vào đó là những hóa chất , chất phụ trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Song song với hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng.
Mặc dù, trong một vài năm gần đây, trong chiến lược tăng tốc, nâng cao chất lượng hàng dệt may, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngành dệt may nước ta đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm-hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư có chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt May Thắng Lợi và Dệt 8/3; các máy nhuộm khí động lực” (Air-Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8/3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước - xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng).
của các sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, theo lối thủ công truyền thống. Do đó, năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Đồng thời, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề đến môi trường, gây rất tốn kém về tiền của khi phải xử lý nước thải.
Ngoài ra, các vấn đề tiêu chuẩn hàng hóa và môi trường cũng cần được ưu tiên lên hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà phải phát động ra toàn ngành, trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất. Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt may nhập khẩu vào các thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Hoa Kỳ, ngành Dệt May Việt Nam cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa. Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm “xanh” phù hợp. Việc làm này, nước láng giềng Trung Quốc bắt đầu đặc biệt quan tâm đến đầu tư chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sau hàng loạt các đơn hàng bị từ chối và phải bồi thường gây tốn kém.
Đối với ngành Dệt May Việt Nam, cho đến nay vấn đề này vẫn còn coi nhẹ, các doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với các tiêu chuẩn mà đối tác nhập khẩu đặt ra. Vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng dường như không phải là công việc của các nhà sản xuất mà là của cơ quan môi trường. Theo phân tích của các chuyên gia, nhiều chất thải hóa học độc hại ngành Dệt-Nhuộm thải ra môi trường loại nước thải có những đặc tính riêng mà trong tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp nói chung nước ta không đề cập đến...
Hàng dệt may Việt Nam sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và xuất xứ. Về giá xuất khẩu, do chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí lưu thông thấp nên giá mặt hàng dệt may của Việt Nam tương đối rẻ, tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng này trên thị trường quốc tế. Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may, từ đó tạo điều kiện quan trọng nhằm góp phần cho hoạt động sản xuất, kinh doanh,
xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam còn có môi trường kinh doanh an toàn, hệ thống pháp lý thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển từ đó sẽ thực hiện nghiêm túc, thúc đẩy phát triển nền công nghiệp dệt may ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù Việt Nam đã đáp ứng khá tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ song hiện nay các Doanh nghiệp dệt may nước ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều nước khác như : Trung Quốc, Ấn Độ…là những quốc gia mạnh trong ngành dệt may, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh hệ thống luật lệ Liên Bang, từng Bang ở Hoa Kỳ đều có hệ thống pháp luật riêng. Chính vì khó khăn phức tạp như vậy nên việc xúc tiến hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ thường phải thông qua các nhà môi giới hải quan. Bên cạnh đó, những quy định, những tiêu chuẩn quá ngặt ngèo của chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam đã gây ra không ít tổn thất cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này. Trong thực tế, mặc dù năng lực sản xuất hàng dệt may hiện nay tăng mạnh. Có nhà máy mở rộng thêm quy mô sản xuất lên 2-3 lần, nhiều nhà máy mới được thành lập nhưng vẫn chưa đáp ứng được các đơn đặt hàng của Hoa Kỳ cả về mẫu mã, lẫn chất lượng, dẫn đến sự giảm sút về đơn đặt hàng của các khách hàng Hoa Kỳ. Đó là do máy móc công nghệ của các nhà máy này vẫn chưa đủ hiện đại để xử lý các vấn đề về rác thải gây ô nhiễm môi trường,các vấn đề liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sợi vải do bên đối tác Hoa Kỳ đưa ra.