Từkhi hai nước bình thường hóa quan hệ, quan hệ kinh tế thương mại song
phương phát triển nhanh chóng và thể hiện rõ rệt nhất trong thương mại hàng hóa.
Lãnh đạo hai nước đã đưa ra mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương nhiều tỷ
USD và duy trì xu thếtăng trưởng. Có thể thấy, sự gắn bó trong quan hệthương mại giữa hai nước đã đủ sức gạt bỏảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế. Từ số
liệu và xu thế thể hiện trong bảng 1 và biểu 1 có thể thấy, cùng với kim ngạch thương
10https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1715&Category=&Group=Ph %C3%A2n%20t%C3%ADch
mại hai nước liên tục tăng, tỉ trọng của thương mại Trung – Việt trong tổng kim ngạch
thương mại của mỗi nước cũng không ngừng tăng, do đó, vịtrí trong thương mại của mỗi nước cũng liên tục nâng cao. Hai nước thường xuyên duy trì các cuộc gặp, tiếp xúc cấp cao song phương nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai bên. Lãnh
đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc
đẩy quan hệđối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển
ổn định, lành mạnh. Hợp tác kinh tế, thương mại song phương có những tiến triển nổi bật. Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thịtrường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ tám của Trung Quốc trên thế giới. Trong đó, hoạt động thương mại biên mậu được đánh giá ngày
càng có vai trò quan trọng.
Đểthúc đẩy thương mại biên giới Việt - Trung phát triển theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả, trên cơ sở những thỏa thuận, cơ chế, chính sách đã được Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan phê duyệt, các tỉnh biên giới chủđộng tổ chức quản
lý và điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn theo quy định. Từđó tăng cường vai trò và sự chủđộng của chính quyền địa phương biên giới các cấp trong việc theo dõi sát tình hình, cập nhật thông tin thị trường, xử lý các vấn đềphát sinh trên địa bàn, phối hợp với chính quyền địa
phương phía bạn để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động thương mại biên giới.
Bên cạnh sự phát triển của mối quan hệthương mại Việt Nam – Trung Quốc thì tình trạng buôn lậu khá phổ biến và rất khó kiểm soát chính xác việc buôn bán tiểu ngạch dọc biên giới giữa hai nước nên thống kê giữa hai nước về loại hình thương
mại này không chính xác và thường vênh nhau. Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam, thường bị động do cơ chế chính sách giữa hai nước còn nhiều điểm chưa tương đồng, đặc biệt do phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi cơ chế, chính sách
nước Việt Nam còn khá dễdãi nên đã tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng đối với các doanh nghiệp Việt Nam chân chính. Nguồn nguyên liệu từ nông sản khi thừa, khi thiếu, không ổn định đã gây khó khăn cho việc phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản, và trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã phá sản do nguồn nguyên liệu bị thương nhân Trung Quốc thao túng. Sụ dễ dãi của thị trường Trung Quốc trong việc nhập khẩu các nông sản thô đã khiến cho người nông dân Việt lao theo sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, không an toàn, không nâng cấp đổi mới sản phẩm, dẫn đến hậu quả là khi doanh nghiệp Trung Quốc không mua nữa thì các sản phẩm với chất lượng như vậy không thểbán được vào thịtrường Trung Quốc.
Ngoài ra, báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu gấp 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường này. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu này vẫn gia tăng hàng năm. Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam từnăm 2013 đến hết quý I/2018 là 362 tỷUSD, trong đó nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là hơn 250 tỷ USD bằng gần 70% tổng kim ngạch. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn trên là 100 tỷ USD, chỉ chiếm 29% kim ngạch song phương hai nước. Nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam cùng thời gian trên là 250 tỷ USD, gấp 200% kim ngạch xuất khẩu11. Như vậy, qua gần 6
năm, Việt Nam thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc khoảng 150 tỷ USD, bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn cao nhất khi so sánh với các nước ASEAN khác với Trung Quốc. Theo CIEM, lý do thâm hụt của Việt Nam là do hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu Trung Quốc có tốc độtăng rất cao về giá trị theo thời gian. Nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2010-2013, trung bình mỗi năm giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng 41,3%. Năm
2013, giá trị hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc đạt 10,1 tỷ USD, gấp 2,8 lần năm
2010.12 Ngoài ra, tình trạng nhập siêu của Việt Nam còn gắn với nhập khẩu của các
11https://ndh.vn/thoi-su/viet-nam-tham-hut-hon-150-ty-usd-khi-lam-an-voi-trung-quoc-1235324.html
doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu sử dụng sản phẩm nhập khẩu làm đầu vào do Việt Nam chưa đủ nguồn cung cũng như các yếu tố khác. Một lý do khác là các dự án EPC của Trung quốc tại Việt Nam chủ yếu sử dụng nguồn cung từ Trung quốc.
1.2. Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc
1.2.1.Khái niệm về chính sách và pháp luật thương mại biên mậu
Chính sách thương mại biên mậu là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng đểđiều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu của nước đó
với các quốc gia láng giềng trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của nước đó.
Pháp luật thương mại biên mậu bao gồm các quy phạm quy định cụ thể của pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thực hiện các lĩnh vực trong hoạt
động thương mại biên mậu như kinh doanh, xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm tạo thuận lợi về công bằng và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động thương mại biên mậu, được sự quyết
định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
1.2.2.Chính sách về hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc
Hoạt động phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được Đảng và
nhà nước giao phó nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến các vùng miền. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở các địa phương; tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập phát triển cùng với đất nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước. Một trong những nhân tốđột phá then chốt đểđẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc
độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và
cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ởnước ta hiện nay, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tếđã trở thành một trong những động lực quan trọng đểthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói
chung, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; tạo điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, góp phần tích cực vào các thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển KT-XH, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việc thực thi các Hiệp định với Trung Quốc
đã góp phần mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển KT-XH, giúp mở
rộng thịtrường xuất khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị các mặt hàng chủ lực. Đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế biên mậu,
đảm bảo xu thế chung về hội nhập và mang tính phát triển bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sởđó tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành Chiến lược Hội nhập quốc tếđến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030; chương trình hành động về tái cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trong đó phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng là một trong 05 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các
quả khá toàn diện trên tất cảcác lĩnh vực. Công tác cải cách thủ tục hành chính được
đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Các thành phần kinh tếđẩy mạnh ứng dụng CNTT, hiện đại hóa quy trình quản lý hoạt động XNK hàng hóa. Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm thường xuyên nên đôi ngũ cán bộ, công chức cũng như Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụKHCN được triển
khai đúng hướng, tương đối toàn diện. Hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn
được triển khai quyết liệt, đồng bộ, các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng, phù hợp với thực tiễn địa phương; hoạt động xúc tiến, hợp tác đầu tư triển khai tốt, thu hút đầu
tư tăng đột biến. Hoạt động XNK có nhiều khởi sắc, tạo việc làm cho cư dân biên
giới. Quan hệđối ngoại và hợp tác quốc tếđược mở rộng và dần đi vào chiều sâu. Cơ
cấu kinh tế từđó chuyển đổi theo hướng tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân,... Bên cạnh đó,
về mặt chính trị, việc tham gia và thực hiện các hiệp định với Trung Quốc trong thời
gian qua cũng góp phần nâng cao vị thế đối ngoại. Tham gia hội nhập, các sở, ban,
ngành, đơn vị của tỉnh đã nỗ lực triển khai những công việc cần thiết để thực thi các hiệp định, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác lợi ích như: Nội luật hóa các cam kết; tuyên truyền về tiến trình hội nhập và giải thích các cam kết; nghiên cứu, đánh giá tác động của các hiệp định tuyên truyền trên các phương tiện thông tin. Chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hội nhập quốc tế tại các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.
Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Ninh đến nay công tác thực thi các Hiệp định thương
mại với Trung Quốc còn hạn chế do việc nhận thức của các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Chưa thực hiện hiệu quả việc phổ biến chính sách, thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai các chính sách phát triển biên giới với Trung Quốc nhằm tận dụng đầy đủ các cơ hội, đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh kém. Bên cạnh đó, nền kinh tế của tỉnh xuất phát
điểm thấp, giao thông đi lại khó khăn, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn ít. Sản xuất nông nghiệp dàn trải, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, chưa có
nhiều sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu của tỉnh. Do đó, để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, tỉnh cần nâng cao năng lực về mọi mặt, để kịp thời ứng phó với làn sóng hội nhập mạnh mẽnhư hiện nay.
Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển
cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cảnước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân.
Cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủtướng Chính phủđã lần lượt phê duyệt
các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế
trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hiện nay là Nghị quyết số: 88/2019/QH14 của Quốc Hội về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm này, có 13 tỉnh/thành phốđược xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, đã đặt mục tiêu về hoàn thiện, kiện toàn công tác QLNN về các hoạt động vềcác đường lối của Đảng vềtăng cường công tác điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu cho Việt Nam và Trung Quốc.
1.2.3.Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc
Quan hệthương mại Việt Nam – Trung Quốc nói chung được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại song phương hai nước và cả Hiệp định Khung ASEAN – Trung Quốc, trong đó Việt Nam tham gia với tư cách là một nước thành viên ASEAN.
ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002 nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụvà đầu tư để thiết lập khu vực