Quan điểm và định hướng phát triển quan hệ thương mại biên mậu Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu việt nam trung quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

Trong bước chuyển giao thế kỷ, tình hình quốc tế và khu vực có những biến chuyển mới, đòi hỏi hai nước Việt -Trung cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao

lưu, hợp tác hữu nghị vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn tới những khó khăn, thách thức cho những nước đang phát triển. Chúng ta đều nhận thức được rằng, toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng không thểđảo ngược. Toàn cầu hoá kinh tếđối với các nước

đang phát triển sẽ có tác dụng mang tính hai mặt: vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Biết là sẽ có rất nhiều thách thức nhưng các nước đang phát triển không thể đứng ngoài dòng thác thời đại đó, vì thế cần phải có những biện pháp để phát huy thời cơ đối phó với thử thách, trong đó hợp tác khu vực có một vai trò cực kỳ quan trọng. Các học giả Đông Nam Á, Nga, Mỹ khi được hỏi họ đều có chung một nhận định rằng Việt Nam - Trung Quốc quan hệ tốt với nhau và cùng thịnh vượng sẽ có lợi thế

cho việc duy trì an ninh và ổn định khu vực. Điều đó cho thấy xây dựng mối quan hệ

Việt - Trung mà nền tảng là mối quan hệ kinh tế không chỉ đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn là mong muốn của nhân dân các

nước trong khu vực và trên thế giới.

nhanh tốc độtăng trưởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến vềđời sống xã hội, giảm bớt tỷ lệđói nghèo, tăng tỷ lệ hộ trung bình và hộ giàu có nhất là khu vực thị xã, thị

trấn, cửa khẩu, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, tạo điều kiện giải quyết việc

làm cho người lao động, nâng cao dân trí, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp nhất là khu vực cửa khẩu, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, bộ mặt nhiều vùng

nông thôn được đổi mới. Chính vì vậy, hoạt động biên mậu Việt -Trung từđòi hỏi tất yếu của việc trao đổi sản vật trên cơ sở gần gũi vềđịa lý, văn hoá, tập quán dân tộc

đã dần trở thành một hình thức quan hệ kinh tế được củng cố và phát triển theo bề

dầy lịch sửđã hơn 1000 năm.

Quan hệlâu đời với Việt Nam hiện được bình thường hoá đã khôi phục nhanh chóng một thị trường truyền thống quan trọng của Trung Quốc. Khu vực biên giới vốn có quan hệ thân thích, là một thế mạnh tuyệt đối để phát triển mang lại hiệu quả cao, như chú ý chiếm lĩnh thị trường. Với lợi thế này khu vực biên giới có thể phát huy vai trò trung chuyển cho các tỉnh sâu trong nội địa. Hơn nữa, mối liên kết giữa sản xuất và mậu dịch luôn bổsung cho nhau. Trình độ sản xuất, công nghệ Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nên dễ tiếp nhận hàng công nghiệp khu vực này. Đồng thời Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú có thể bổ sung cho nhu cầu các khu công nghiệp phía Nam Trung Quốc. Thông qua hoạt động thương mại tại các cửa khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu của các địa phương và cảnước, góp phần chuyển dịch cơ

cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu cũng như kinh tế cả nước. Phương hướng phát triển thị trường Trung Quốc được thể hiện bằng 16 chữ

vàng: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu việt nam trung quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)