Dự báo xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu việt nam trung quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 79)

Mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng hoạt động ngoại thương giữa hai nước đã đạt

Quốc, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được nâng cao về chất lượng, đã cải tiến về

mẫu mã và đã có những thị phần nhất định ở Trung Quốc. Nhiều hàng hoá trước đây chưa có thị trường xuất khẩu thì nay đã xuất được sang Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam nay đã trưởng thành qua buôn bán với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tình hình này cho thấy triển vọng quan hệthương mại giữa hai

nước trong thời gian tới sẽ rất khả quan, nhiều hứa hẹn và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực hơn.

Nhìn từđà phát triển 30 năm Cải Cách Mở Cửa của Trung Quốc, tốc độtăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt tới 10% mỗi năm, khoảng cao hơn 6% so với tốc

độtăng trưởng kinh tế trung bình của thế giới cùng kỳ, cao hơn 7% so với các nước phát triển và 5% so với các nước đang phát triển. Lực lượng tổng hợp của Trung Quốc

đã được nâng cao nổi bật, tổng giá trịGDP đã xếp hàng thứtư trên thế giới. Tổng giá trịGNP năm 2007 đã đạt đến 24,953 tỷ nhân dân tệ. Nếu trong thời gian một phần tư

của đầu thế kỷ 21, Trung Quốc duy trì được hoặc gần có được một tốc độ phát triển

như vậy, thì lúc đó tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽđược xếp vào hàng đầu của thế giới. Sự phát triển và giàu mạnh của Trung Quốc sẽ góp phần cho hòa bình thế

giới

Dự báo kim ngạch nhập khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ tăng mạnh ở nhóm hàng nguyên, vật liệu và cuối cùng là

nhóm hàng tiêu dùng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của các tỉnh này trong giai đoạn dự báo. Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu cũng tương

tựnhư xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu sẽ có những thay đổi theo hướng phát

huy được thế mạnh của mỗi bên và thu được hiệu quả cao trong việc bổ sung cho nhu cầu của mình và đối tác .

Việt Nam có nhiều tiềm năng về khí hậu, tài nguyên đất đai và kỹ năng lao động của con người ngày càng được nâng cao, sẽthay đổi dần tình trạng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng các nguyên liệu thô hiện nay như: cao su, chè, cà phê,

hải sản than đá, dầu thô và sẽtăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến với

năng đó thể hiện ở một số mặt hàng truyền thống như nông lâm hải sản, dầu thô, than

đá và các mặt hàng mới trỗi dậy như hàng may mặc, giầy dép, xà phòng, bánh kẹo. Các mặt hàng đặc sản nhiệt đới khác như hạt điều, cà phê... cũng là thế mạnh của Việt

Nam cũng là những mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu lớn. Trung Quốc không

phải là nước thiếu than đá xong tập trung chủ yếu ở phía Bắc, vận chuyển xuống phía Nam rất khó khăn đặc biệt trong mùa mưa. Vì vậy, Việt Nam với trữlượng hàng trăm

triệu tấn than bùn và hàng tỷ tấn than gầy là nguồn cung cấp quan trọng cho các nhà máy ở phía nam Trung Quốc. Về nhập khẩu, các cơ quan ngành thương mại Việt Nam

đã hướng dẫn ưu tiên nhập có chọn lọc trang thiết bị máy móc các mặt hàng trong

nước chưa sản xuất được, sản xuất chưa đủ cho nhu cầu hoặc nhập khẩu thì có hiệu quảhơn như vật liệu xây dựng, hoá chất, phôi thép, chất dẻo, linh kiện điện tử, dược liệu, vải vóc..

Bên cạnh đó Việt Nam – Trung Quốc cần xây dựng chiến lược giao lưu và hợp tác kinh tế lâu dài và ổn định tích cực có biện pháp mở rộng thịtrường buôn bán trao

đổi hàng hoá sâu vào nội địa đẩy mạnh hợp tác du lịch và vận tải hàng hoá, hành khách quá cảnh củng cố phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới y tế giáo dục ở xã bản mặt khác hai bên thiết lập trật tự thực hiện một cách có hiểu quả cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội nhất là buôn lậu giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội bảo

đảm ổn định để cùng phát triển. Cụ thểhơn hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 2015-2020 phải đạt được các mục tiêu:

a. Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

b. Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có lợi thếđể

trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó

khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ởcác địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. Sựra đời của hành lang kinh tếđộng lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, cổng thông tin và sàn giao dịch thương mại điện tử Việt – Trung

đã minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng để phát triển kinh tếhai nước. Do vậy cần tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và nhanh chóng nắm bắt

cơ hội, tăng lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc đã

công bố kế hoạch xây dựng khu hậu cần quốc tế nằm trên khu vực đường biên giới với Việt Nam nhằm thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc với các nước trên Thế giới.

c. Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cảcác nước và vùng lãnh thổđầu tư vào Việt Nam nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn vào tài chính và nắm công nghệ nguồn từcác nước công nghiệp phát triển tiếp tục thu hút

các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn

công ty lớn đầu tư vào Việt Nam đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn chậm chân trong xu thế quan tâm tới Việt Nam, nhằm khai thác lợi thếđịa kinh tếcũng như cơ hội của một nền kinh tếđang trên đà tăng tốc của giới đầu tư quốc tế. Sự phân tầng khá rõ rệt của thị trường Trung Quốc, không chỉ về thị trường tiêu dùng, mà cả thị trường công nghệ, khiến khảnăng lựa chọn công nghệ không thua kém “hàng hiệu” từ Tây Âu, nhưng với giá cả hợp lý hơn của các doanh nghiệp Việt Nam được mở

rộng. Các công nghệ trong ngành nhiệt điện, khai khoáng, nhựa, thiết bị lạnh, điện tử ở các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Thâm Quyến đều

được xếp ở mức cạnh tranh lớn trên Thế giới. Đây là điểm cần lưu ý trong chiến lược thu hút vốn đầu tư của Việt Nam bởi vì việc lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí

hợp lý giải pháp cần thiết nhằm bảo đảm cho nền kinh tế và doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, năng lực cạnh tranh và nhất là cạnh tranh về giá được tốt

hơn. Tuy nhiên, sựtăng trưởng nhanh của Trung Quốc đang tạo nên xu hướng thay

đổi công nghệ, chuyển các công nghệtiêu hao năng lượng lớn, gây ảnh hưởng môi

trường…ra nước ngoài. Điều này là tất yếu trong quá trình phát triển.

-Trung Quốc là thịtrường gần 1,5 tỷdân, GDP bình quân 1000 USD người /

năm, đông dân nên sức tiêu thụ hàng hoá lớn là thị trường lớn Việt Nam cần phát triển. Trung Quốc đang phát triển cần nhiều nguyên nhiên vật liệu mà Việt Nam nổi tiếng là nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là than, cao su và dầu thô là những mặt hàng mà Trung Quốc rất cần nhập khẩu.

-Việt Nam gần Trung Quốc, điều này rất có lợi thếcho các nhà đầu tư và các

doanh nghiệp của cảhai nước phát triển buôn bán vì: Phí chuyên chở thấp, hai nước gần nhau lại có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá, phong tục, tập quán, thói quen...vì thế sản phẩm tiêu dùng để hỗ trợ cho nhau. Trung Quốc tiêu dùng hàng Việt Nam với sốlượng lớn, chất lượng vừa phải, giá cả phù hợp. Còn Việt Nam tiêu dùng hàng Trung Quốc không những phù hợp về sở thích, mẫu mã đẹp, hình thức phong phú, giá rẻ, mà Việt Nam ưa chuộng.

- Ta có lợi thế về rau, quả, về cao su thì Trung Quốc lại có lợi thế vềđồđiện, hàng tiêu dùng nhiều nghành Trung Quốc sản xuất thừa Việt Nam lại sản xuất thiếu

và ngược lại. Là hai nước láng giềng nên có nhiều ngành kinh tế hỗ trợ được cho nhau. Hơn nữa, nhiều nhà máy trước đây của Việt Nam do Trung Quốc giúp đỡ nay lại tiếp tục được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Là tiền đề quan trọng để Trung Quốc đầu

tư vào Việt Nam. Việt Nam là thị trường gần nên chi phí vận chuyển nguyên nhiên liệu rẻ, khoáng sản ở Việt Nam lại phong phú nên sản xuất giá thành sẽ rẻnên tăng

sức cạnh tranh hàng hoá. Trung Quốc phát triển kinh tế có nhiều kinh nghiệm hơn

Việt Nam nên hai nước có thể chuyển giao công nghệ cho nhau, tạo nhiều điều kiện

đểhai nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

d. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều tiềm năng về khí hậu, tài nguyên đất đai và kỹ năng lao động của con người ngày càng được nâng cao, sẽ thay đổi dần tình trạng

xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng các nguyên liệu thô hiện nay, sẽtăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại

hơn và chất lượng ngày càng cao hơn. Khảnăng đó thể hiện ở một số mặt hàng truyền thống như nông lâm hải sản, dầu thô, than đá và các mặt hàng mới trỗi dậy như hàng

may mặc, giầy dép, xà phòng, bánh kẹo. Theo dự đoán của các chuyên gia thương

mại, cho đến năm 2020, hàng năm Việt Nam xuất khẩu chừng 2.5 triệu tấn gạo, trong

đó khoảng 8% xuất vào thị trường Trung Quốc. Mỗi năm Trung Quốc cần đến 500 ngàn tấn cao su thiên nhiên mà Việt Nam có thể xuất khẩu 200 ngàn tấn trong đó xuất khẩu vào Trung Quốc 50% tức là 100 ngàn tấn điều đó cho thấy không gian cho ngành cao su phát triển là rất rộng lớn song điểm yếu mà ngành này cần vượt qua là khối

lượng sản phẩm cao su đã qua chế biến còn thấp nên hiệu quả kém. Về nhập khẩu,

các cơ quan ngành thương mại Việt Nam đã hướng dẫn ưu tiên nhập có chọn lọc trang thiết bị máy móc các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, sản xuất chưa đủ cho nhu cầu hoặc nhập khẩu thì có hiệu quảhơn như vật liệu xây dựng, hoá chất, phôi thép, chất dẻo, linh kiện điện tử, dược liệu, vải vóc. Quan hệ giữa hai nước trên các

lĩnh vực khác cũng có những bước phát triển mới. Trên đây là cơ sở vững chắc tạo

điều kiện thuận lợi đểthúc đẩy sự phát triển hơn nữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ cần hai phía đầu tư và tiếp nhận đầu tư nghiên

cứu kỹ và đáp ứng những nhu cầu của nhau, nếu như sớm khắc phục được những nguyên nhân cụ thể, làm cho kim ngạch đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua chưa nhiều (như đã nêu ra trong phần 2 của bài viết này) các công ty và tập đoàn kinh tế trung bình và lớn của Trung Quốc tin tưởng vào tiền đồ phát triển của thị trường đầu tư ở Việt Nam, mạnh dạn đầu tư vào thịtrường này. Trong những năm tới đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam sẽcó được bước đột phá mới.

* Để có những chủ trương biện pháp thực hiện tốt việc giao lưu kinh tế trong

giai đoạn tới về nhận thức cả Việt Nam và Trung Quốc phải thông nhất một sốđiểm sau:

Trong đó Trung Quốc là một thị trường láng giềng rộng lớn có nhiều tiềm năng lớn về hàng hoá kỹ thuật có khảnăng hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp của Việt Nam. Ngược lại Việt Nam là một thịtrường giàu nguồn nguyên nhiên vật liệu có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường cửa ngõ để Trung Quốc tăng cường buôn bán với thị trường các nước Đông Nam Á. Do vậy việc đẩy mạnh quan hệ thương mại và hợp tác giữa các nước không những có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế thương mại mà còn tạo ra môi trường quốc tếổn định cần thiết để Việt Nam và Trung Quốc thực hiện đường lối mở cửa xây dựng và phát triển kinh tế. Vềthương mại hai

nước cần nỗ lực đẩy nhanh giá trị buôn bán hai chiều làm cho hai nước trở thành bạn hàng quan trọng của nhau. Trong Quan hệ này Việt nam cần tìm mọi biện pháp tăng

xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nhằm lành mạnh hoá cán cân thương mại hai

nước vốn bị thâm hụt ngày càng tăng nghiêng về phía Việt Nam. Cần nhận thức đầy

đủ những cơ hội lớn cho việc Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khổng lồ này.

Bên cạnh đó Việt Nam Trung Quốc cần xây dựng chiến lược giao lưu và hợp tác kinh tế lâu dài và ổn định tích cực có biện pháp mở rộng thịtrường buôn bán trao

đổi hàng hoá sâu vào nội địa đẩy mạnh hợp tác du lịch và vận tải hàng hoá, hành khách quá cảnh củng cố phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới y tế giáo dục ở xã bản mặt khác hai bên thiết lập trật tự thực hiện một cách có hiểu qủa cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội nhất là buôn lậu giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội bảo

đảm ổn định để cùng phát triển. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, thế giới sẽ

tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽcó bước tiến nhảy vọt. Kinh tế

tri thức sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Thế

giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự

giải quyết nếu không có sự hợp tác quốc tế cảđa phương lẫn song phương. Kinh tế

tế chính phủ hoặc phi chính phủtham gia vào điều hành nền du lịch thế giới, các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu việt nam trung quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)