Thứ nhất, thực thi chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh. Cần tăng cường quản lý và thực thi các quy định pháp luật, cụ thể về áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh, điều này có thể hiểu là đối với hàng quá cảnh nếu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, cơ quan hải quan
cũng sẽ không bắt giữ và xử lý theo yêu cầu của chủ thể quyền. Điều này là có cơ sở
vì bản chất của hàng quá cảnh là không thâm nhập hoặc tiêu thụ vào Việt Nam, do vậy không gây thiệt hại cho chủ thể quyền hoặc người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hàng
hóa quá cảnh còn thực hiện theo các Hiệp định quốc tế về quá cảnh mà Việt Nam đã
ký với các quốc gia láng giềng (trong các hiệp định này cũng không đề cập đến việc quản lý hoặc xử lý hàng quá cảnh là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả).Tuy nhiên, do Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 và trước đây là
Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ (văn bản này được
xây dựng trên cơ sở Luật SHTT 2005 và 2009) vẫn có quy định về xử phạt VPHC
đối với hàng hóa quá cảnh là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên việc kiểm soát, xử lý hàng quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn được đề cập đến. Nội dung quy định lần này tại Luật Hải quan 2014 đã xác định rõ việc loại trừ không áp dụng thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan, tức là không xem xét xửlý đối với hàng hóa quá cảnh trong trường hợp chỉ có dấu hiệu nghi
ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả. Trên thực tiễn thì đối với trường hợp này, hải quan Việt Nam nên áp dụng cơ chếtrao đổi hoặc cung cấp thông tin cho chủ
thể quyền hoặc cơ quan hải quan nơi đích cuối cùng của hàng hóa để tiến hành việc bắt giữ và xử lý là hợp lý nhất.
Thứhai, tăng cường hoạt động xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo là hàng hóa xuất khẩu.
Đối với vấn đề kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu để bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ. Luật Hải quan năm 2005 và năm 2014 cũng như Luật Sở hữu trí tuệđều có quy định cho phép cơ quan Hải quan được quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới theo yêu cầu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vấn đềđặt ra ởđây là nếu phát hiện hàng hóa xuất khẩu là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệthì cơ
quan hải quan có quyền trực tiếp xử lý không? Đồng thời việc quy định như vậy có
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không.Trên thực tế, đã quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, nhưng chỉ xem xét xửlý khi đáp ứng những yêu cầu nhất định. Việc xử lý cũng phải tính đến nguyên tắc ưu đãi quốc gia trong việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát biên giới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như
thực tế là nhãn hiệu đó nếu không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì việc sản xuất, kinh doanh cũng như xuất khẩu sẽ không bị coi là bất hợp pháp.
Ba là, đẩy mạnh chống tham nhũng. Công chức hải quan là cán bộ, công chức
theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chức, phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng theo quy định của pháp luật, trung thực liêm khiết, có tính kỷ
luật, thái độvăn minh lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công của cấp trên. Tham nhũng, sách nhiễu có thể phá hủy tính thống nhất của tổ
chức hải quan. Do đó, cần đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ Hải quan, Quản lý thịtrương tỉnh Quảng Ninh nói riêng và ngành Hải quan, Quản lý thịtrường nói chung nhằm thực thi chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động
Ninh trong giai đoạn mới. Trước yêu cầu đặt ra về việc thực thi chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh, việc đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ thực thi chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam- Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh là yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay.